"Ứng phó" khi bị chỉ trích trong công việc

Thảo luận trong 'Việc tìm người' bắt đầu bởi hainam6683, 2/10/19.

  1. hainam6683

    hainam6683 Member

    Trong suốt sự nghiệp của mình, chắc chắn bạn sẽ khó tránh khỏi những lời chỉ trích từ sếp hoặc đồng nghiệp. Điều quan trọng là bạn biết cách nhận và biến những lời nhận xét không hay đó thành bài học kinh nghiệm để cải thiện mối quan hệ với mọi người, giữ gìn danh tiếng của bản thân và làm việc hiệu quả hơn.
    Dưới đây là những điều bạn nên làm khi bị sếp/đồng nghiệp chỉ trích:

    Bạn bị sếp phê bình trong cuộc họp, phải ứng xử sao cho khéo léo http://langvietonline.vn/ChinhTri-XaHoi/151890/6-dieu-can-lam-khi-bi-chi-trich-trong-cuoc-hop.html

    Đừng vội khẳng định người chỉ trích có ác ý với bạn, rằng họ cố ý hạ thấp danh tiếng và muốn làm bạn bẽ mặt. Hãy suy nghĩ thoáng hơn, có thể họ thật sự muốn góp ý, sửa sai và giúp bạn phát triển trong dài hạn.

    Hẳn nhiên bạn sẽ cảm thấy "nóng mặt" với những lời chỉ trích của sếp/đồng nghiệp, đặc biệt trước sự có mặt của nhiều người khác. Nhưng hãy cố gắng bình tĩnh, tránh hành động dễ gây tranh cãi và khóc lóc. Bạn nên giữ sự chuyên nghiệp bởi nếu mất kiểm soát cảm xúc, bạn sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp lâu dài của mình.

    Hãy trực tiếp nói chuyện và đề nghị người chỉ trích giải thích điều họ không hài lòng ở bạn. Nói chuyện bình tĩnh với họ và cố gắng hiểu thông điệp của họ, chẳng hạn họ muốn bạn đúng giờ hơn trong mọi việc, hoặc bạn nên sắp xếp góc làm việc ngăn nắp và sạch sẽ… Cho dù đối phương nói dài dòng hay dùng những từ khiến bạn tức giận, bạn có thể tìm thấy trong đó nhiều điểm hữu ích, giúp bạn tránh mắc sai lầm tương tự trong tương lai và ngày càng hoàn thiện bản thân.

    Điều này đặc biệt quan trọng khi người chỉ trích là cấp trên của bạn. Hãy tôn trọng người đó trong suốt cuộc nói chuyện bằng cách nói: “Tôi sẽ nghiêm túc nhìn nhận những lời nhận xét của anh/chị bởi anh/chị đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong công ty và hiểu rất rõ về công việc cũng như những tình huống tương tự như của tôi”.

    Sau khi đã cân nhắc tất cả những lời phê bình và hiểu rõ tình huống, bạn cần quyết định hành động ra sao để làm hài lòng người chỉ trích cũng như cải thiện bản thân. Hãy đưa ra giải pháp trước khi kết thúc cuộc nói chuyện với đối phương.

    Cuối cùng, đừng coi những lời chỉ trích như một sự chống đối hay cố tình “đè bẹp” bạn. Thay vào đó, hãy nhìn nhận chúng như một cơ hội học hỏi để cải thiện và phát triển bản thân.

    Nguồn: http://laodongxahoi.net/
     
    #1

Chia sẻ trang này