Doanh nghiệp bán hàng nào dù lớn hay nhỏ đều cần một hệ thống quản lý. Giữa rất nhiều phần mềm phục vụ nhu cầu bán hàng của chủ doanh nghiệp các doanh nghiệp không khỏi băn khoăn và đau đầu vì không biết lựa chọn phần mềm bán hàng như thế nào là phù hợp với doanh nghiệp và thời đại công nghệ tiến bộ mọi thứ phải thật nhanh chóng để thích ứng với thị trường. Những tiêu chí lựa chọn phần mềm giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc lựa chọn cùng tìm hiểu qua 7 tiêu chí dưới đây nhé. 1. Phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp Hiện nay kinh doanh đã rất đa dạng về hình thức về lĩnh vực và mặt hàng, kéo theo sự phát triển đó là các công cụ hỗ trợ bán hàng cũng phát triển theo. Các phần mềm bán hàng quản lý bán hàng ngày càng đa dạng theo hình thức kinh doanh và không phải một phần mềm có thể sử dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh. Khi lựa chọn thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến quy tắc nghiệp vụ cũng như hoạt động của cửa hàng để có được giải pháp quản lý chuẩn.Như kinh doanh online ta có phần mềm quản lý tích hợp kết nối với các website hay phần mềm kinh doanh tại cửa hàng theo kiểu truyền thống. Hiện nay có một số phần mềm kinh doanh dành riêng cho từng lĩnh vực như: Phần mềm quản lý nhà hàng. Phần mềm quán cà phê. Phần mềm quản lý bán hàng shop quần áo. Phần mềm bán hàng đa kênh Omnichannel. Phần mềm quản lý nha khoa. 2. Phần mềm phải phù hợp quy mô kinh doanh Tùy thuộc quy mô doanh nghiệp của bạn là nhỏ, vừa hay lớn mà bạn có thể quyết định sử dụng các phần mềm bán hàng thích hợp. Doanh nghiệp có thể kinh doanh một cửa hàng hay chuỗi cửa hàng nên có sự lựa chọn phần mềm phù hợp với mô hình kinh doanh. Giả sử doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng thì phần mềm phải đảm bảo tích hợp thống kê và hệ thống tất cả các cửa hàng lại để xuất báo cáo cho chủ doanh nghiệp. 3. Đáp ứng các nhu cầu về quản lý và giải pháp đồng bộ Nhu cầu quản lý: Quản lý hệ thống bán hàng, quản lý chấm công nhân viên, quản lý quy trình mua/bán hàng hóa, quản lý kho, quản lý nhân sự, quy chuẩn hệ thống biểu mẫu công việc nhằm mục đích để phục vụ cho việc bán hàng doanh nghiệp nên chọn phần mềm hỗ trợ được các bộ phận mà mình muốn quản lý. Giải pháp đồng bộ: Đồng bộ tất cả hệ thống quản lý để doanh nghiệp dễ dàng theo dõi người quản lý có thể thông qua chức năng thống kê, báo cáo đơn hàng theo ngày/tuần/tháng để theo dõi được toàn bộ doanh thu chi tiết theo từng loại hình thanh toán, theo nhân viên bán hàng và từng đơn hàng cụ thể. 4. Có dịch vụ hỗ trợ sau bán tốt Mua phần mềm quản lý bán hàng chỉ là bước đi đầu tiên trong một quy trình tổng thể. Điều cần lưu ý là doanh nghiệp phải nhận được một dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng hiệu quả, bao gồm đào tạo, tư vấn viên, tài liệu hướng dẫn sử dụng, video hướng dẫn,…Vì sao như thế? Vì đôi khi có những thắc mắc sau khi chủ của chủ cửa hàng đã sử dụng nhưng chưa hiểu và khi gặp trục trặc kĩ thuật… Vì thế phải đảm bảo rằng sau khi mua dịch vụ rồi thì đội ngũ cung cấp dịch vụ vẫn hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết. 5. Phù hợp với chi phí bỏ ra Bạn sẵn sàng dành bao nhiêu chi phí để đầu tư cho phần mềm bán hàng? Doanh nghiệp cần xác định rõ mỗi khoản đầu tư trong hoạt động kinh doanh đều cần đến sự phân tích chi phí - lợi nhuận. Ví dụ: Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng này sẽ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian nhập liệu? Tiết kiệm được bao nhiêu nhân lực? Hiệu quả mang lại có tương xứng với chi phí đầu tư không? Khi nghiên cứu để lựa chọn phần mềm bán hàng thích hợp nhất với doanh nghiệp, bạn hãy cân nhắc xem phần mềm nào đem lại nhiều lợi ích tốt nhất so với số tiền đầu tư mà bạn đã bỏ ra mua nó, có câu 'tiền nào của nấy'' những phần mềm miễn phí chức năng không nhiều và dễ mất dữ liệu khi phần mềm gặp sự cố. 6. Phần mềm quản lý bán hàng uy tín, được nhiều người sử dụng Tất cả chúng ta đều mong muốn sự đảm bảo nên tiêu chí chọn phần mềm cũng thế, càng có nhiều uy tín càng có nhiều khách hàng sử dụng chứng tỏ phần mềm đó càng tốt. Phần mềm sẽ được chủ doanh nghiệp sử dụng lâu dài nhiều năm chứ không sử dụng trong một thời gian ngắn rồi bỏ vì thế nên lựa chọn công ty cung cấp phần mềm uy tín và có nhiều người sử dụng. Một số công ty cung cấp dịch vụ phần mềm tốt nhất hiện nay như: TPos, Sapo, Kiot… 7. Phần mềm bán hàng dễ sử dụng Bạn nên tìm kiếm những phần mềm có giao diện dễ hiểu và có khả năng cập nhật khi hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng.Yếu tố này không thể quên khi chọn mua phần mềm vì dù cho phần mềm có rẻ nhưng cồng kềnh và khó sử dụng thì cũng mất thời gian của doanh nghiệp cho nên hãy chọn cho mình một phần mềm bán hàng chuyên nghiệp dễ sử dụng, dễ cập nhật.