DSLR là dòng máy ảnh chuyên nghiệp cao cấp nhất và tốt nhất được dân chơi ảnh lựa chọn. Để chọn được một chiếc DSLR phù hợp, bên cạnh nghiên cứu về tính năng hay thiết kế, người dùng cũng nên xác định nhu cầu sử dụng thực tế cùng khả năng tài chính của mình.Khi lựa chọn máy ảnh DSLR, có những tiêu chí không thể không quan tâm. Chú ý tới ống kính khi khi lựa chọn máy ảnh Nếu bạn xác định được sẽ mua ống kính máy ảnh DSLR để phục vụ cho mục đích gì (chụp tele, chụp macro, hoặc chụp sử dụng hiệu ứng, ví dụ như mắt cá), hãy cân nhắc về các mẫu ống kính tương thích với dòng máy mà bạn đang cân nhắc. Với nhiều người, lựa chọn ống kính còn quan trọng hơn lựa chọn thân máy. Do đó, mua ống kính dựa trên… sở thích hoặc thiết kế cũng là một lựa chọn hợp lý, bởi bạn càng yêu quí bộ đồ nghề của mình thì sẽ càng có cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ hơn. Nếu thấy ống kính đi kèm thân máy không hữu dụng, bạn nên chọn chỉ mua thân máy và đầu tư vào các mẫu ống kính mà bạn muốn mua. Khi mua ống kính, bạn cần cân nhắc tới các yếu tố như: chụp xa hay chụp gần, bạn cần chụp chuyển động tốc độ cao và chụp trong điều kiện thiếu sáng (đòi hỏi khẩu độ cao) hay không, yêu cầu về kích cỡ và cân nặng là gì, có hỗ trợ tính năng ổn định hình ảnh hay không... Hãy chú ý tới cảm biến và kích cỡ cảm biến khi lựa chọn máy ảnh Cảm biến ảnh là linh hồn, trái tim của máy ảnh. Vì nó là bộ phận, là công cụ tạo ra các bức ảnh. Tất cả mọi hình ảnh được truyền qua ống kính khi vào cảm biến sẽ được xử lý và ghi lại tạo thành ảnh dưới dạng kỹ thuật số. \Kích cỡ cảm biến càng lớn thì khả năng cho ảnh càng tốt, càng đẹp. Đơn giản bởi nó thu và chứa được nhiều dữ liệu hơn. Bất kể máy ảnh của bạn có số chấm bao nhiều thì kích cỡ cảm biến cũng sẽ quyết định tất cả. Có hai cỡ được nhắc tới nhiều nhất là sbac us30 đi kèm APS-C và Full-frame. Đó là hai kích cỡ cảm biến lớn nhất và được trang bị nhiều nhất trên các máy DSLR, Kể cả một số máy ảnh không gương lật (Mirrorless) cũng sử dụng phổ biến hai loại cảm biến này. Đặc biệt là cảm biến Full-frame cho chất lượng tốt nhất được trang bị trên các model DSLR đắt tiền và trên một số mẫu Mirrorless của máy ảnh Sony. Lựa chọn công nghệ ổn định hình ảnh trên máy ảnh Ổn định hình ảnh quang học: Được sử dụng trên máy không gương lật và DSLR, ổn định hình ảnh quang học (Optical Image Stabilization – OIS) là phương pháp ổn định hình ảnh phổ biến nhất. Biện pháp này sử dụng cảm biến con quay bên trong thân máy (hoặc ống kính) để phát hiện ra các trường hợp rung tay, sau đó ổn định lại đường đi của ánh sáng khi truyền tới cảm biến. Trên DSLR, cảm biến con quay thường được đặt trên ống kính. Ổn định hình ảnh số: Không giống như các tính năng ổn định hình ảnh quang học hay cảm biến (chỉnh sửa hình ảnh ngay trong quá trình chụp), ổn định hình ảnh số sẽ cố tạo ra một bức ảnh "ổn định" hơn bằng cách thay đổi các tùy chỉnh của máy ảnh, hoặc sửa ảnh sau khi đã chụp ảnh. Ổn định hình ảnh bằng cảm biến: Công nghệ này khá tương đồng với OIS. Trong ổn định hình ảnh bằng cảm biến, cảm biến con quay (chỉ được đặt trong thân máy) sẽ phát hiện chuyển động rung, và sau đó di chuyển vị trí cảm biến để đảo ngược lại tác dụng của chuyển động rung. Công nghệ này có mặt trên cả một số mẫu máy ảnh phổ thông, song chủ yếu vẫn được dùng trên DSLR. Nên lựa chọn những chiếc máy ảnh có màn hình LCD Phần lớn các mẫu máy ảnh hay libec th x DSLR có mặt trên thị trường hiện nay có màn hình LCD bên cạnh một ống ngắm (viewfinder). Khi chọn mua DSLR LCD có tính năng Live View: Live View trên màn hình LCD là một tính năng tuyệt vời, trong trường hợp bạn không thể phối cảnh qua ống ngắm. Nếu màn hình LCD của máy ảnh là loại không thể điều chỉnh vị trí được, Live View vẫn sẽ giúp bạn chụp với tripod thoải mái hơn. Điểm yếu của màn hình LCD là chúng có thể bị phản chiếu hoặc lóe sáng, khiến bạn khó có thể sử dụng trong khung cảnh có quá nhiều ánh sáng. Ngoài ra, trong chế độ Live View, phần lớn các mẫu SLR đều phải lật gương, khiến khả năng tự động lấy nét của máy bị chậm đi rất nhiều. Ngoài những yếu tố trên đây khi mua các loại máy ảnh DSLR, bạn phải cân nhắc tới mức giá, kích cỡ và quan trọng nhất là mục đích sử dụng và nhu cầu của mình. Ngoài ra, một model DSLR có thể có nhiều mức giá trên thị trường, đôi khi sự chênh lệch lên tới vài triệu đồng, do đó hãy tham khảo nhiều cửa hàng trước khi mua.