Thói quen để luôn có tinh thần tích cực và làm việc hiệu quả

Thảo luận trong 'Việc tìm người' bắt đầu bởi hainam6683, 19/8/19.

  1. hainam6683

    hainam6683 Member

    1. Hãy luôn nhớ rằng bạn mới là người quyết định thái độ của chính mình

    Thái độ của bạn không phải do tác động của ngoại cảnh tạo nên, mà chính bạn mới là người kiểm soát nó. Hãy cùng nhìn vào ví dụ sau: vào ngày sinh nhật, bạn nhận được món quà từ bố mẹ là một chiếc xe máy đời cũ. Rơi vào tình huống này, có người sẽ bực dọc: “Chiếc xe cũ làm sao lại thành quà tặng được”, người khác thất vọng vì “món quà rẻ tiền này”. Nhưng cũng có người vui vẻ đón nhận nó khi nghĩ rằng: “Đi chiếc xe cổ này ra đường thì sẽ thật khác lạ so với những người khác”.



    Bản thân món quà là chiếc xe cũ không thể điều khiển được cảm xúc của bạn. Chỉ có bạn mới làm chủ được thái độ của mình với món quà này, và nếu nhận ra điều đó, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh suy nghĩ tích cực lên để cho cả bạn và bố mẹ đều có được niềm vui.

    2. Luyện tập với những tình huống bị từ chối

    Phương pháp này nghe có vẻ thật lạ lẫm, nhưng nó sẽ giúp bạn vượt qua được sự xấu hổ và làm quen với cảm giác bị khước từ. Có khá nhiều cách để thực hiện, trang INC đã đưa ra một ví dụ là hãy hỏi giờ 20 người lạ bạn gặp trên đường trong 1 ngày. Đây là bài tập khá hiệu quả giúp bạn thoát được sự ngại ngùng khi giao tiếp (đặc biệt là với người chưa quen biết).

    Rèn luyện thói quen tích cực trong công việc sẽ giúp bạn trở thành nhân viên chuyên nghiệp https://dantri.com.vn/kinh-doanh/5-...-hieu-suat-khi-lam-viec-20190506141727669.htm


    Hãy thử tập làm quen với cảm giác bị từ chối

    Sẽ có nhiều người trả lời ngắn gọn câu hỏi giờ của bạn, cũng có người bỏ qua không thèm trả lời, chưa kể tới những cuộc trò chuyện ngoài chủ đề giờ giấc mà bạn sẽ gặp phải. Sau một quá trình tập luyện, sự e dè trong bạn sẽ dần biến mất, cảm giác có gì đó tiêu cực khi bị người khác bâng quơ không trả lời cũng sẽ không còn.

    Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi, và chúng ta sẽ nhiều lần gặp phải những cái lắc đầu. Khi đã làm chủ được cảm xúc khi bị khước từ, bạn sẽ nhanh chóng vượt qua nỗi buồn từ phỏng vấn xin việc không thành công, hay cả việc bị một cô gái từ chối hẹn hò. Hãy thử luyện tập phương pháp này, để luôn giữ được sự lạc quan sau những tình huống trên.

    3. Tránh xa những người hay than phiền

    “Tôi không thích nghe người ta phàn nàn, than phiền nhiều. Người hay phàn nàn thường lan tỏa đi một không khí mệt mỏi sang những người xung quanh”, ý kiến từ chị Diệu Linh – một chuyên viên truyền thông, khi được hỏi về cảm giác nếu như phải làm việc cạnh một đồng nghiệp hay than phiền.

    Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng chia sẻ quan điểm này giống như chị Linh. Nhà tâm lý học Jeffrey Lohr còn có một so sánh khá độc đáo về vấn đề này: “Phải lắng nghe những lời than phiền, về mặt tâm lý, cũng gần tương tự với việc… đứng cạnh một người xì hơi trong thang máy vậy. Bạn ngại họ nên không đưa tay xua không khí đi, nhưng sự khó chịu thì vẫn ở đó”.




    4. Hãy dành nhiều sự chú ý cho những tin tích cực

    Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những tin tức tiêu cực và đầy lo ngại ngập tràn trên các phương tiện truyền thông. Khán giả thường bị cuốn theo những dòng tin tức này, và dễ hình thành cảm giác bi quan về thực tại xã hội.

    “Tôi phát ngán với những gì tiêu cực mà báo đăng hàng ngày, báo chí ít khi có những bài phân tích giúp người ta hiểu căn nguyên mọi tiêu cực và phương hướng giải quyết mà chỉ xoáy sâu vào bề nổi vấn đề”, anh Nguyễn Minh Đức (Hà Nội), một độc giả chia sẻ với Doanh Nhân về vấn đề này.

    Nhưng hãy nhớ rằng kể cả trong những sự kiện bi thảm nhất, cũng có rất nhiều tin tức tích cực về lòng tốt, về sự vươn lên và giúp đỡ lẫn nhau của con người sau những thảm họa thiên nhiên, chiến tranh hay xung đột. Hãy tìm đọc các tin tức đó, nó sẽ giúp bạn xua tan đi những nỗi âu lo mơ hồ về thực tại do những dòng tin tức tiêu cực tạo nên, và thổi bùng lên tinh thần lạc quan trong bạn.

    Nguồn: http://baophapluat.vn/
     
    #1

Chia sẻ trang này