Ngày nay, y học vẫn chưa có lời giải đáp nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tinh hoàn, tuy nhiên có số ít trường hợp có khả năng gia tăng nguy cơ mắc ung thư như sau: Xem thêm về =>>>> viem tinh hoan uong thuoc gi - Gia đình có tiền sử bị ung thư tinh hoàn. - Bị chấn thương ở vùng bìu. - Bị viêm tinh hoàn do bị quai bị trong tuổi dậy thì. - Những người có tinh hoàn ẩn: Đây là tình trạng tình hoàn không ở trong bìu mà nằm trong ổ bụng (thông thường ở giai đoạn bào thai hay trong 3 tháng đầu sau khi sinh, tinh hoàn của các bé trai sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống bìu). - Teo tinh hoàn hay tinh hoàn không có hình dạng bình thường. - Một số người mắc hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính (thông thường nam giới nhận 1 nhiễm sắc thể X từ người mẹ và 1 nhiễm sắc thể Y từ người cha, nhưng những người bị rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thì lại có 1 nhiễm sắc thể Y và từ 2 nhiễm sắc thể X trở lên. - Người ít chơi thể thao cộng với lối sống hưởng thụ cũng liên quan tới nguy cơ tăng bệnh ung thư tinh hoàn. Dấu hiệu của ung thư tinh hoàn: - Mọc u bướu nhỏ và không đau ở vùng tinh hoàn. - Tinh hoàn tự nhiên to hơn bình thường mà không chịu sự kích thích nào. - Đau bên trong tinh hoàn và khu bụng dưới. - Ngực và núm vú nam giới to hơn. - Cảm thấy đau tức, khó chịu ở tinh hoàn - Rát và ngứa ở gần bẹn và háng - Triệu chứng sốt cao cộng với ớn lạnh bất thường Cách kiểm tra tinh hoàn đơn giản: Tự kiểm tra tinh hoàn là cách nam giới tự kiểm tra tinh hoàn của bản thân để đảm bảo chắc rằng không có hiện tượng gì khả nghi của tinh hoàn Ung thư tinh hoàn có khả năng lan rộng ra các gần đó vì thế phát hiện sớm những hiện tượng không bình thường rất quan trọng. Cách kiểm tra: - Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm khi đấy da vùng bìu đang mềm. - Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, hình dáng và độ lớn của tinh hoàn. - Dùng các ngón tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn. - Phát hiện mào tinh hoàn là để xem có u bướu gì bất thường không. - Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn. - Nếu phát hiện tinh hoàn sưng, có u cục thì hãy đi kiểm tra chuyên khoa để có những tư vấn kịp thời vì ung thư tinh hoàn được phát hiện sớm thì thành công trong điều trị rất lớn. Một số biện pháp điều trị ung thư tinh hoàn Quy trình điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh, nhưng các phương pháp chính dùng để điều trị ung thư tinh hoàn bao gồm: + Loại bỏ toàn bộ phần bị ung thư. + Tiến hành hóa trị để triệt diệt tận gốc các tế bào ung thư còn xót lại. + Xạ trị nhằm giảm bớt kích thước ung thư trước khi giải phẫu hoặc tiêu diệt những tế bào ung thư xót lại sau cuộc tiểu phẫu. Một số ảnh hưởng của bệnh ung thư tinh hoàn: Các nhà khoa học cho biết ung thư tinh hoàn là một dạng ung thư hoàn toàn có khả năng chữa trị được cho dù được phát hiện sớm hay muộn; và đối với hầu hết mọi trường hợp phải phẫu thuật thì việc cắt bỏ tinh hoàn không hề ảnh hưởng đến khả năng làm chồng, vì vậy các quý ông không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà không chú ý tới tinh hoàn hoặc thấy biểu hiện bất thường mà bỏ qua đâu nhé. Sau khi cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư, một số người đã chọn giải pháp cấy tinh hoàn giả vào trong bìu để bộ phận sinh dục ngoài trông được tự nhiên. Xem thêm về =>>> dấu hiệu ung thư tinh hoàn Một số phương pháp phòng bệnh ung thư tinh hoàn: Cho dù các biện pháp chẩn đoán và chữa trị có hiệu quả đến đâu thì việc phát hiện sớm bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy chúng ta cần lưu ý một số phương pháp phòng bệnh. Với các gia đình mới có em bé, cần kiểm tra ngay xem có dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục hay không? Quan trọng nhất là kiểm tra 2 tinh hoàn có ở trong bìu hay ở vị trí khác? Ví dụ trường hợp tinh hoàn không xuống bìu thì phải mổ hạ tinh hoàn trước 4 tuổi. Tất cả nam giới, nhất là thanh niên phải biết cách tự kiểm tra tinh hoàn của mình. Khi thấy có hiện tượng bất thường như tinh hoàn bên này to hơn bên kia và cảm thấy nặng ở bìu, vướng, đau thì phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu ngay. Mọi người mắc ung thư tinh hoàn đã được chữa trị phải có phương án theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời khi bệnh tái phát.