Nhân viên trung thành được tự động tăng lương, không cần kêu ca

Thảo luận trong 'Việc tìm người' bắt đầu bởi hainam6683, 28/8/19.

  1. hainam6683

    hainam6683 Member

    Trước hết, chúng ta phải có khái niệm về tổ chức của một doanh nghiệp được xem là chính quy. Đứng đầu là tổng giám đốc. Người này phải chịu trách nhiệm trước ông chủ về mọi mặt của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, hành chính, sản xuất...). Một mình ông ta không thể làm tất cả mọi việc được. Ông ta sẽ giao từng mảng công việc kể trên cho người thừa hành.

    Những người thừa hành này ta thường gọi là giám đốc điều hành hay CEO. Một CEO có thể quản lý ít nhất là một phòng ban (phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, ....). CEO có thể kiêm trưởng phòng, có thể không (nếu quản lý hai phòng ban trở lên). Dưới trưởng phòng là các nhóm nghiệp vụ đứng đầu là nhóm trưởng. Dưới nhóm trưởng là nhân viên nghiệp vụ, chính là những người hay kêu ca lương thấp.

    Bạn cho rằng bạn là người năng nổ, nhiệt tâm với công việc? Công ty không cần người như vậy. Công ty cần người biết làm việc. Người biết làm việc là người không để cho khách hàng kêu ca khiếu nại, biết tự bảo vệ trước sự phản đối của đồng nghiệp, biết phản đối đồng nghiệp khi tiến độ công việc của họ quá chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của mình.

    Biểu hiện thường thấy của nhân viên hay kêu ca, thiếu nỗ lực trong công việc https://giadinhvietnam.com/6-dau-hieu-cho-thay-ban-la-nguoi-hay-keu-ca-trong-cong-viec-d146639.html

    Hơn tất cả, bạn phải là người biết lên kế hoạch làm việc, có ý tưởng sáng tạo nâng cao hiệu suất, mở rộng công việc. Nếu bạn là người như vậy, tôi dám cá, nhanh thì 3 năm chậm thì 5 năm, dù bạn muốn hay không, công ty sẽ "đẩy" bạn lên chức vụ cao hơn, trọng trách nặng hơn và lương cao hơn.

    Vì sao phải cần 3-5 năm? Bạn muốn chứng tỏ bạn, người khác cũng thế và sếp cần cân nhắc xem nên chọn ai. Bạn đã chứng tỏ được mình như vậy chưa? Bạn mới làm việc có 2 năm đã kêu ca. Sếp và mọi người sẽ xem bạn như kẻ "đứng núi này trông núi nọ", là người sẵn sàng "nhảy việc bất cứ lúc nào", độ trung thành với công ty không cao không đáng để đặt niềm tin.

    Xin thưa với các bạn, tuyển dụng nhân sự cỡ nhân viên nghiệp vụ là không khó, tùy tiện quơ tay cũng nắm được cả bó người. Từ nhóm trưởng trở lên mới khó. Đây mới là những nhân viên "tinh nhuệ" của công ty. Còn nhân viên nghiệp vụ, cơ bản chỉ là "tân binh", là "pháo hôi", "tốt thí" mà thôi.

    Bạn làm việc hai năm chê lương thấp nhảy sang nơi lương cao hơn? Điều đó khá ok với bạn nhưng không ok với CEO nhân sự của công ty mới. Năng lực có nhưng độ trung thành thấp. Công ty nào chả có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn.

    Lúc khó khăn, mấy tay "sớm đấu tối đánh" này lại chả kêu ca, chả nhảy đi nơi khác. Họ sẽ âm thầm đưa bạn vào "sổ bìa đen". Tức là, bạn sẽ là người có cơ hội thăng tiến sau cùng nếu họ không chọn được ai khác. Còn nếu công ty cần sa thải bớt nhân viên? Tên của bạn sẽ được "ưu tiên" đứng đầu danh sách.

    Với người quản lý, độ trung thành được đặt lên hàng đầu rồi mới đến năng lực. Một nhân viên lâu năm và và nhân viên mới xin nghỉ việc, thái độ của người quản lý với hai người là khác nhau 180 độ nha bạn – người trước khó tuyển dụng hơn người sau. Với nhân viên tuyển dụng có kinh nghiệm, sau loạt câu hỏi về kinh nghiệm làm việc, tất yếu sẽ có câu hỏi về gia đình. Bạn có vợ con gì chưa ? Ở riêng hay ở chung với cha mẹ ? Con cái gửi ở đâu, ai đưa đón?

    Những câu hỏi này là nhằm thăm dò mức độ tự lập của bạn cũng là mức độ trung thành với công ty. Người có tính tự lập cao sẽ phải suy nghĩ rất kỹ trước khi xin thôi việc. Người có tính tự lập thấp nay nói xin nghỉ mai nghỉ luôn. Tóm lại, năng lực làng nhàng nhưng độ trung thành cao được ưa chuộng hơn năng lực cao mà độ trung thành thấp.

    Muốn "thúc đẩy" cái người có năng lực làng nhàng ấy lên mức độ cao hơn, người quản lý có cả tỷ thủ đoạn. Còn độ trung thành thì không ai kiểm soát được. Cơ bản người ta chỉ có thể đo độ trung thành bằng thâm niên làm việc mà thôi. Thâm niên "2 năm" có thể gọi là thâm niên sao?

    Có người nói, cứ trả lương cao cho tôi, tự nhiên là tôi sẽ trung thành với công ty. Xin hỏi, cao là bao nhiêu? Chưa nói đến chuyện bạn làm cho công ty được bao nhiêu mà chỉ nói nếu bạn xảy ra sai lầm trong công việc thì cái sai lầm ấy có phải trả giá bằng kiện tụng pháp lý không. Nếu có, người ta sẵn sàng trả lương cao cho bạn, nếu không bạn có lý do gì để đòi hỏi?

    Nguồn: https://baomoi.com/
     
    #1

Chia sẻ trang này