Tình hình kinh tế, thời gian làm việc và mức lương hiện tại chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có được tăng lương như mong muốn hay không. Những bất kể kinh nghiệm nhiều hay ít, sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải là không chứng minh được giá trị của bản thân đã vượt xa mức lương hiện tại. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn các cách để đàm phán tăng lương thành công với sếp. Yếu tố quan trọng làm nên sự hài lòng trong công việc là bạn được trả lương xứng đáng với công sức bỏ ra, nhưng khi đàm phán tăng lương với sếp, nhiều người tỏ ra e ngại, sợ mình trở thành người vòi vĩnh, phải nhận những đánh giá không tốt từ sếp hay giám đốc của mình. Đây là một trở ngại cần loại bỏ nếu bạn muốn toàn quyền kiểm soát sự nghiệp của mình. Dưới đây là 5 cách chứng minh bạn xứng đáng được tăng lương. Các bạn muốn tham khảo mẫu cv xin việc chuẩn, vui lòng click link nhé https://vietcv.io/ 1. Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Hoàn thành các chỉ tiêu công việc là điều đáng khích lệ, nhưng nếu để đề xuất tăng lương với sếp thì chưa đủ vì bạn được trả mức lương hiện tại để làm việc đó. Để chứng minh bạn xứng đáng với mức lương cao hơn, bạn cần thường xuyên làm vượt mức KPI và theo dõi kết quả. Bạn cần chú ý số liệu thống kê - thu thập dữ liệu về doanh thu, phản hồi của khách hàng và số liệu tăng trưởng để chứng tỏ hiệu suất làm việc của bạn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2. Lợi ích trong kinh doanh Bạn lấy về cho công ty hợp đồng kếch xù nhờ giữ mối quan hệ với khách hàng cũ? hoặc ý tưởng về chiến dịch của bạn mang đến thành công ngoài mong đợi? Nếu bạn chủ động đóng góp vào sự phát triển của công ty, bạn nên trình bày chi tiết những sáng kiến đó với sếp và cho thấy những kết quả đạt được, điều này thường thì những bạn đang làm ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng... sẽ có lợi thế chỉ cần bạn đạt doanh số tốt thì việc lấy lòng sếp sẽ không gặp chút khó khăn nào. 3. Phát triển kỹ năng Nếu bạn đã thi được chứng nhận hoặc bằng cấp mới, đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc đang tham giá chương trình phát triển nghề nghiệp mới, hãy nói với sếp. Nếu bạn xấu hổ và không nói gì cả thì sếp chẳng thể nào biết được. Trình bày với sếp kế hoạch bạn áp dụng kiến thức, kỹ năng mới vào công việc để họ nhìn ra được giá trị bạn sẽ đóng góp cho tổ chức trong thời gian tới, đó có thể là kỹ năng chuyên môn hoặc kỹ năng mềm... Hãy luôn biết cách thể hiện bản thân mình để có được kết quả làm việc tốt nhất. 4. Dẫn dắt nhóm hiệu quả Bạn có được đồng nghiệp xem là trưởng nhóm? Họ thường gặp bạn để xin tư vấn hoặc hướng dẫn trong công việc? Nếu bạn là nhân viên trẻ mà đã chứng tỏ được khả năng lãnh đạo, hãy khai thác tốt phẩm chất này. Gặp sếp và chỉ ra những tình huống bạn dẫn dắt cả nhóm và cho thấy phương pháp lãnh đạo hiệu quả của bạn đã đưa dự án đến với thành công, có được điều này cũng được coi là một trong những tuyệt chiêu đàm phán mức lương hiệu quả, được sếp đánh giá cao... 5. Hứa hẹn với sếp Trong trường hợp bạn không phải nhân viên xuất sắc và muốn tăng lương, bạn cần chuẩn bị một vài hứa hẹn sẽ làm việc chăm chỉ để gia tăng giá trị cho công ty trong tương lai, chẳng hạn như gia đình có việc phát sinh cần nguồn tài chính lớn và bạn sẽ có động lực làm việc tốt hơn. Nếu bạn vẫn làm việc đều đều như cũ, có khi còn không hoàn thành chỉ tiêu thì sếp sẽ chẳng có lý do gì để tăng lương cho bạn cả. Dù với bất cứ lý do nào, bạn cũng cần chỉ ra cho sếp thấy giá trị và lợi ích gia tăng bạn đã, đang và sẽ đóng góp cho doanh nghiệp thì mới mong có cửa sếp đồng ý đề xuất tăng lương. Đừng nài nỉ, xin xỏ một cách vô lý, điều này chỉ làm hạ thấp giá trị của bạn và nhận lấy ấn tượng không tốt từ sếp và các đồng nghiệp. Nguồn: tienphong.vn