Đối với những người bị viêm loét dạ dày thì việc ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị bệnh. Ăn uống hợp lý sẽ giúp dạ dày giảm tiết dịch acid từ đó giúp bảo vệ dạ dày. Viêm loét dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, đối tượng nam giới thường mắc bệnh này nhiều hơn là nữ giới. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra những thực phẩm cần tránh cũng như một số thực phẩm tốt cho dạ dày, thực đơn ăn giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Những thực phẩm nên tránh đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày cần phải kiêng gì Những chất kích thích khiến dạ dày tiết ra acid có hại gây đau dạ dày: Lời khuyên của các bác sĩ dành cho bệnh nhân bị đau dạ dày là nên tránh xa những chất kích thích gây hại cho dạ dày như rượu, bia, thuốc lá, cà phê đặc. Nên hạn chế ăn những món ăn có quá nhiều gia vị cay, chua, nóng như: ớt, hạt tiêu, chanh… Các món ăn nhanh như nem chua, thịt chua, thịt muối cũng cần phải hạn chế. Nên ăn những thức ăn có tác dụng hút, bọc, thấm như bánh mì, bột mì, bánh bông lan, bánh quy, bánh xốp… Cần hạn chế ăn các món chứa nhiều chất xơ như: rau bí đỏm mướp, rau muống, măng khô. Những thức ăn cứng như sụn, tôm, cua, cổ cánh…vì những thức ăn đó gây cọ xát khiến niêm mạc bị tổn thương. Cần phải tránh ăn đồ cay nóng vì sẽ khiếm niêm mạc có thể bị chảy máu; khi đói hoặc ăn đồ ăn quá lạnh sẽ khiến cho dạ dày co bóp mạnh hơn, gây ra những cơn đau rát, khó chịu. Việc ăn quá no khiến cho dạ dày bị căng ra, khó co bóp để tiêu thụ hết thức ăn. Ngoài ra nên tránh những thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn nhiều chất đạm, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Khi ăn uống nên ăn chậm nhai kỹ để cơ thể tiết ra nhiều nước bọt, thức ăn vào dạ dày dễ được tiêu hóa hơn. Vậy đối với những người bị viêm loét dạ dày ăn như thế nào mới đúng? Bệnh nhân bị loét tá tràng cần ăn đồ ăn thái nhỏ, nấu chín kỹ thức ăn nhưu vậy sẽ giúp làm giảm tiêu hóa ở trong dạ dày. Nên ăn các món luộc, hấp, om vì những món ăn này dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán. Việc ăn chậm nhai kỹ là rất cần thiết đối với mọi người, ăn chậm nhai kỹ làm gia tăng sự bài tiết nước bọt giúp trung hòa axít ở dạ dày. Tránh ăn quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều acid. Nên chia các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày làm giảm áp lực của dạ dày, giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid. Nên ăn cơm, cháo, cơm nếp, bánh mỳ, bánh quy, khoai tây, khoai sọ luộc nhừ; rau lá non các loại hoa quả chín. Dưới đây là 2 mẫu thực đơn dành cho người bị viêm loét dạ dày. Thực đơn dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày Thực đơn 1: Cung cấp năng lượng, trung hòa axit trong dạ dày, giảm đau do viêm loét dạ dày gây ra. Bữa sáng: 1 quả đánh kem đem hấp, 50 g bánh quy. Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào thịt (100g giá đỗ + thịt lợn 30g + 5g dầu mỡ) Bữa phụ: 50g bánh quy (có thể thay bằng chè đỗ xanh, đỗ đen) Bữa tối: 200g cơm nấu từ gạo tẻ với 30g thịt lợn rim( có thể tháy đổi bằng xôi lạc, cơm nếp nấu với lạc ( 200g gạo + 30g lạc + ăn cùng 30g thịt rim) Thực đơn 2: Chữa viêm loét, giảm các triệu chứng bệnh viêm loét và đau dạ dày. Bữa sáng: 1 quả trứng gà hấp, 1 bát cháo nếp 200ml. Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), 100g rau bắp cải luộc, 50g thịt lợn viên hấp. Bữa phụ: 50g bánh quy hoặc chè bột sắn. Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào thịt (100g đậu quả + 30g thịt +dầu 5g + hành tươi, rau mùi). Hai thực đơn trên có giá trị năng lượng từ 2.100-đến 2.400kcal (kcal từ đạm: 12,5% chừng 60-65g; từ chất béo 13,8% (30-45g); từ bột đường 73,7% (330-80g). Điều trị bệnh viêm loét dạ dày kết hợp chế độ ăn uống hợp giúp chữa bệnh hiệu quả; giúp người bị bệnh viêm loét dạ dày nhanh chóng khỏi bệnh