1. Nhã nhặn Giữ mình trung lập trong khi các đồng nghiệp gạo cội đang cạnh tranh quyết liệt http://www.bienphong.com.vn/ung-xu-khi-bi-ket-giua-cac-dong-nghiep-dang-canh-tranh-nhau/ Dù là trong cuộc họp thảo luận hay những phút nghỉ ngơi “tám” chuyện phiếm, nếu trong cuộc đối thoại xảy ra điểm bất đồng trong cách nghĩ, cách đánh giá vấn đề, mỗi người thường sẽ dùng những lời lẽ “cứng” để bảo vệ quan điểm và khẳng định mình đúng. Hãy biết điều tiết ngữ khí và khôn khéo khi lựa chọn ngôn từ. Bạn vẫn có thể nói lên quan điểm và lý giải cách nghĩ của mình bằng những từ ngữ lịch sự, văn hóa nhưng không kém phần thuyết phục. Thay vì nói: “Suy nghĩ/cách làm của anh sai rồi” thì tại sao không thay bằng: “Theo tôi, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề đó kỹ hơn”? 2. Hài hước Điều này nghe có vẻ nghịch lý và khó thực hiện, bởi khi ý kiến không được thống nhất, người ta khó mà giữ được tâm trạng tốt, nói chi đến một trạng thái vui vẻ. Tuy nhiên, những người chiến thắng trong các cuộc tranh luận thường là người biết “chêm” vào cuộc tranh luận một chút hài hước. Chỉ cần “một chút” ấy thôi cũng có thể làm bầu không khí căng thẳng “hạ nhiệt”. Sự hài hước ở đây cũng có liên quan đến cách dùng từ ngữ. Ví dụ bạn đang chủ trì buổi tập huấn kỹ năng chuyên môn nhưng cấp dưới có vẻ phớt lờ không tập trung lắng nghe, thay vì giận dữ đập bàn la lối, hãy nhắc nhẹ bằng câu: "Có lẽ chúng ta sẽ tiếp tục sau khi đã nạp năng lượng bằng một tách cà phê cho tỉnh táo chăng?". 3. Biết im lặng và rút lui Ở đây không có nghĩa là “một câu nhịn, chín câu lành”, mà im lặng để thay đổi trạng thái cảm xúc của hai bên và rút lui để tìm cơ hội tốt hơn cho cuộc tranh luận. Bất luận bạn đúng hay đối phương đúng, hoặc là cả hai đều chưa đúng, nếu như vấn đề bắt đầu có chiều hướng ngày càng mâu thuẫn và thái độ của hai phía có nguy cơ mất kiểm soát thì bạn hãy chủ động dừng lại. Lý do đưa ra có thể là “Thưa sếp, hay là để em pha cho sếp một tách cà phê rồi chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề này", "Tôi nghĩ chúng ta giải quyết xong việc này rồi hôm khác sẽ xem xét lại là lỗi của ai nhé, dù sao công việc vẫn quan trọng hơn là truy cứu trách nhiệm mà, phải không?"... Sau đó, bạn có thể tìm hiểu lại vấn đề, khi đã đủ khả năng chứng minh quan điểm của mình thì hãy tranh luận lại với đối phương vào một dịp khác. Con người luôn tự tôn và có chút ích kỷ, không ai muốn nhận mình sai, mình thua cả. Cho nên, để xảy ra một cuộc tranh cãi rất dễ, nhưng bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người biết tranh luận! Nguồn: http://laodongdongnai.vn/