- Làm gì khi sếp không thích bạn Vì vậy, trong bất cứ tình huống nào mà sếp tỏ ra phản ứng kịch liệt với bạn, trước hết bạn hãy giữ bình tĩnh để đứng ở góc độ của sếp mà suy nghĩ vấn đề. Chuyện sếp có thái độ tiêu cực với bạn có phải thật sự là xuất phát từ tâm lý ghét bỏ hay lúc đó tâm trạng sếp của bạn không vui hoặc sếp đang tập trung xử lý công việc khó mà bạn vô tình làm phiền? Hoặc chính bạn đã có lời nói hay hành động nào không khéo léo và đáng bị phê bình? Thậm chí cũng có thể chỉ do bản thân bạn quá nhạy cảm nên “làm quá lên” phản ứng của sếp? Nên nhớ, cái suy nghĩ “sếp không thích mình” một khi đã nảy mầm trong đầu bạn thì sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề. Nó khiến bạn có cái nhìn sai lệch, phiến diện và cố thủ trong mọi giao tiếp với sếp, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc và tiền đồ phát triển của bạn. Bạn làm việc thiếu tích cực, đi làm trễ, hay than phiền, nhiều chuyện,... là những thói quen làm xói mòn lòng tin của sếp https://thegioitre.vn/5-kieu-nhan-vien-khong-duoc-sep-tin-tuong-81783.html - Phân tích tại sao sếp không thích bạn Bạn cần tìm hiểu, phân tích nguyên nhân vì sao sếp trở nên không thích bạn. Chỉ khi biết rõ được căn nguyên thì mới có cách giải quyết vấn đề phù hợp và hiệu quả. Tuyệt đối không nên có hành động vội vàng cho dù đã xác định rõ ràng những phản ứng tiêu cực sếp dành cho bạn không phải là vì tâm trạng nhất thời mà có nguyên nhân sâu xa khiến sếp không thích bạn. Nếu vấn đề xuất phát từ bản thân bạn, chẳng hạn như thái độ làm việc của bạn không tích cực, lười biếng và không có chí cầu tiến, hoặc có những tin đồn không hay giữa bạn với các đồng nghiệp hay với các mối quan hệ xã hội khác… Lúc này, bạn cần tự kiểm điểm lại bản thân và có hành động cải thiện kịp thời, chỉnh đốn lại cách làm việc. Luôn cố gắng nỗ lực để đạt thành tích tốt là một minh chứng thiết thực nhất để sếp ghi nhận thiện chí của bạn. Nếu vấn đề do sếp là người vốn có tính cách khó chịu, thất thường và áp đặt những thành kiến lên bạn thì tốt nhất bạn nên cố gắng tránh những việc khiến sếp càng tăng sự ác cảm với bạn. Đôi khi biết nhượng bộ và làm tốt phận sự để hạn chế xung đột với sếp là điều nên làm. - Học cách “nhìn sắc mặt” Không khuyến khích bạn trở thành một nhân viên nịnh bợ, xuôi theo chiều gió, song, có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trong vài trường hợp cần thiết thì bạn vẫn nên biết cách “nhìn sắc mặt” của sếp để có cách ứng xử phù hợp, khéo léo, nhất là trong hoàn cảnh mà bạn đã xác định không được sếp dành thiện cảm. Khi bạn học được khả năng quan sát tâm trạng, ý muốn của sếp, bạn sẽ càng biết cách xử lý tình huống, hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng mong đợi của sếp. Dần dần bạn sẽ tăng cường lòng tin và yêu thích từ sếp của bạn. - Hãy luôn nỗ lực là một nhân viên xuất sắc Cho dù là người khó chịu hay vì lý do nào đó mà sếp có ác cảm với bạn thì cũng không có vị sếp nào “từ chối” một nhân viên luôn hết mình vì công việc và đem lại nhiều lợi ích cho công ty. Vì vậy, bạn không nên vì không được lòng sếp mà cảm thấy bất công, chán nản. Hãy luôn tận dụng mọi thời cơ để thể hiện năng lực và các mặt ưu tú của mình. Nên nhớ, dù không thích bạn nhưng sếp vẫn luôn để mắt tới thái độ và hiệu quả làm việc của bạn. - Chủ động giao lưu với sếp Thực tế, có rất nhiều mâu thuẫn đều do việc giao tiếp không được thuận lợi. Bạn nên thường xuyên chủ động trao đổi và giao lưu với sếp, chủ yếu là làm tốt các báo cáo và có những đề xuất hay trong công việc. Trong quá trình bạn chủ động chia sẻ và tận tâm vì công việc, sếp sẽ đánh giá cao lòng cầu tiến và trách nhiệm cao của bạn, dần dần chuyển hóa mối quan hệ giữa bạn với sếp trở nên hài hòa và tốt đẹp hơn. Nguồn: http://cafebiz.vn/