Giới thiệu IC INA138 và những thành phần chính của nguồn switching

Thảo luận trong 'Phụ kiện điện tử' bắt đầu bởi tapseo2, 24/12/16.

  1. tapseo2

    tapseo2 New Member

    Nguồn switching gồm có các thành phần sau:
    a: Cuộn dây.

    - Điện áp trên cuộn dây và dòng điện đi qua nó liên hệ theo phương trình sau: V= L(di/dt)
    - Từ phương trình trên ta rút ra được 2 đặc tính quan trọng của cuộn dây:
    + Chỉ có điện áp rơi trên 2 đầu cuộn dây khi dòng điện đi qua nó biến thiên.
    + Dòng đi qua cuộn dây không thể thay đổi đột ngột, bởi vì để làm được điều đó ta cần mức điện thế vô cùng lớn. Dòng qua cuộn dây thay đổi càng mạnh thì điện áp rơi trên nó càng lớn.
    b: Biến áp

    - Biến áp cấu tạo bởi 2 hoặc nhiều cuộn dây có quan hệ từ tính với nhau. Hoạt động của biến áp là biến điện áp xoay chiều đầu vào sơ cấp thành điện áp thứ cấp có giá trị to hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo số vòng dây quấn. Biến áp không tạo thêm năng lượng, cho nên năng lượng ở 2 đầu sơ cấp, thứ cấp phải bằng nhau (=const). Đó là lí do tại sao cuộn dây nhiều vòng quấn hơn có điện áp cao hơn nhưng dòng nhỏ hơn, trong khi cuộn dây ít vòng dây quấn hơn có điện áp nhỏ hơn nhưng dòng điện lớn hơn.

    - Dấu chấm ký hiệu ở một trong hai đầu cuộn dây gọi là cực tính, thể hiện sự liên hệ về dấu của điện áp và chiều dòng điện của 2 cuộn sơ cấp và thứ cấp. Các bạn xem hình vẽ trên để biết thêm chi tiết.
    - Một ứng dụng đơn giản của máy biến áp được sử dụng rất nhiều trong hệ thống đánh lửa của oto, xe máy...

    Sơ đồ nguyên lý như trên. Cuộn dây N2 có số vòng lớn hơn rất nhiều so với N1. Khi công tắc (points closed - chính là nút bấm khởi động) đóng, điện áp qua N1 là 12V, dòng qua N1 là dòng một chiều (giá trị bằng dòng qua trở hạn dòng) nên không có hiện tượng cảm ứng từ.
    Khi công tắc mở ra (ấn công tắc khởi động) dòng qua cuộn N1 giảm xuống rất nhanh, điện áp rơi trên nó cũng vọt lên rất lớn. Hiện tượng cảm ứng từ xảy ra khiến điện áp ở cuộn N2 tăng lên đến cỡ 30kV-40kV theo (công thức ở trên) gây phóng điện ở tiếp điểm spark gap, đốt cháy nhiên liệu và xe bắt đầu hoạt động!
    c: PWM

    - Tất cả các loại nguồn switching đều có dạng điện áp đầu ra kiểu xung vuông với tần số xác định nào đó, gọi là Pulse Width Modulation (PWM), dân ta hay gọi là băm xung :D. Xét một ví dụ cơ bản sau:

    - Điện áp ở dạng xung vuông với chu kỳ Tp, độ rộng Ton chính là thời gian xung ở điện áp đỉnh Vpk (Ton<=Tp). Xung vuông này sau khi cho qua mạch lọc LC sẽ bị san phẳng thành điện áp một chiều có giá trị Vout như hình vẽ. Ta có thể điều chỉnh điện áp Vout theo ý mình bằng cách điều chỉnh độ rộng xung Ton, Ton càng lớn thì Vout càng lớn và ngược lại. Đây chính là nguyên lý hoạt động chung của các loại nguồn xung.

    Công ty TNHH thiết bị tự động hóa H-H Chuyên cung cấp các loại linh kiện điện tử điện trở, tụ điện, diode, cuộn cảm, vi điều khiển... online chính hãng đảm bảo uy tín, chất lượng.
    Chúng tôi mang đến sản phẩm với giá rẻ và tốt nhất đến tận tay khách hàng...

    Sản phẩm
    [​IMG]
    Hình ảnh sản phẩm: IC INA138
    Nguồn: banlinhkiendientu.net
    Nếu quý khách có nhu cầu với các sản phẩm trên vui lòng liên hệ với chúng tôi:
    CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA H-H
    Địa chỉ: Lô E02 – KĐG Phú Lương – P.Phú Lương – Q. Hà Đông – TP. Hà Nội
    VPGD: Phòng 24B1 – Tòa nhà Bình Vượng – Số 200 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội
    E-Mail: tudonghoahh@gmail.com – Yahoo: tudonghoahh
    Điện thoại: 04. 66534586 – Hotline: 0965436586
     
    #1

Chia sẻ trang này