Đối phó với 7 kiểu sếp khó chịu

Thảo luận trong 'Việc tìm người' bắt đầu bởi hainam6683, 17/6/19.

  1. hainam6683

    hainam6683 Member

    Sếp tồi khiến công ty rối loạn. Vài người thể hiện sự kém cỏi một cách lộ liễu, một số người khác âm thầm hủy hoại nhân viên hay lợi dụng nhân viên làm bàn đạp tiến thân. Dù cho cách thức như thế nào, thì sếp tồi cũng trực tiếp làm trì trệ sự phát triển của công ty cũng như hạ thấp năng suất làm việc của nhân viên và gây ra những căng thẳng không cần thiết.

    Căng thẳng thì chả tốt lành gì cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, làm việc với sếp tồi làm tăng cơ hội mắc bệnh tim lên đến 50%.
    Người thành công là người biết chuyển bại thành thắng. Sau đây là 7 kiểu sếp tồi phổ biến và cách để làm việc hiệu quả với họ.

    1. Bạn tốt bất thường

    Đây là kiểu sếp đặc biệt tỏ ra thân thiện với riêng bạn mà không vui vẻ, gắn bó với cả nhóm. Sếp nhiều lần mời bạn đi chơi riêng và kéo bạn tham gia vào các tin đồn văn phòng không cần thiết. Sếp dùng ảnh hưởng của mình ở nơi làm việc để “lôi bè kéo cánh”. Sếp thiên vị và tạo ra chia rẽ giữa các nhân viên, khiến mọi người thất vọng vì không được chú ý và tôn trọng đúng mức.

    Sếp kiểu này cũng không thể đưa ra những quyết định khó khăn liên quan đến người lao động như sa thải những người cần phải bị sa thải (trừ khi sếp ghét họ).

    Ứng phó: Để ứng phó với kiểu sếp này, tốt nhất là bạn học cách thiết lập những ranh giới vững chắc. Một khi ý thức và chủ động thiết lập ranh giới, bạn có thể giành quyền kiểm soát tình hình.
    Ví dụ, bạn có thể thân thiện với sếp suốt ngày ở công ty nhưng vẫn không ngại từ chối các cuộc giao lưu sau giờ làm việc.

    Điều khó nhất là duy trì tính nhất quán với các ranh giới mà bạn đặt ra, ngay cả khi sếp gây áp lực liên tục. Tránh xa khỏi những hành vi bạn cho là không phù hợp, bạn vẫn có thể thành công trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tốt với sếp.

    Ngoài ra, bạn không nên dựng nên những ranh giới không cần thiết khiến bạn bị đánh giá là thiếu thân thiện. Hãy để sếp nhìn nhận bạn như một người tử tế và được việc.

    Thói quen tích cực giúp bạn sớm được đề bạt, xem ngay http://www.vivumuasam.com/13856/8-thoi-quen-cua-nhan-vien-duoc-thang-chuc

    2. Nhà quản lý vi mô

    Các nhà quản lý vi mô trung quá nhiều sự chú ý đến chi tiết nhỏ và khiến nhân viên cảm thấy chán nản, thất vọng, và thậm chí là khó chịu.

    Kiểu sếp này khiến bạn cảm thấy như thể đang bị theo dõi liên tục. Sếp nghĩ rằng bạn cần cải thiện chữ viết tay, thế là sếp vứt ngay cây bút chì kiểu cũ sau khi hết giờ làm việc và buộc bạn dùng bút chì bấm. Sếp thậm chí đã trả lại bản báo cáo 20 trang vì bạn chưa canh dòng đều đặn.

    Ứng phó: Người thành công thuyết phục sếp kỹ tính bằng cách chứng minh mình là người linh hoạt, tự chủ và có kỷ luật; và thường xuyên phản hồi thông tin. Các sếp kiểu này ưa thích những nhân viên có thể chủ động hoàn thành công việc theo tiêu chuẩn của sếp đặt ra. Thách thức lớn nhất với nhân viên là nắm bắt được sếp muốn gì. Để làm điều này, hãy thử hỏi sếp cụ thể những yêu cầu mà bạn phải đạt được, báo cáo tiến độ thường xuyên và xin lời khuyên từ sếp.

    Tất nhiên, bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ, vì những người này sẽ không ngừng tìm kiếm một chi tiết gì đó để soi. Bạn phải học cách lấy được sự tin tưởng và trao quyền từ sếp cũng như tăng cường sự tự tin của bản thân. Nỗi ám ảnh với các chi tiết của sếp sẽ làm bạn tăng cảm giác thiếu tự tin, và điều này dẫn đến sự căng thẳng và hiệu quả thấp.

    3. Khủng long bạo chúa

    Các “bạo chúa” điều hành công ty bằng các chiến thuật xảo quyệt và không ngừng đưa ra quyết định dựa theo ý kiến chủ quan của bản thân. Mối quan tâm chính của ông ta là duy trì quyền lực, và ông sẽ ép buộc mọi người làm theo ý mình.

    “Bạo chúa” xem nhân viên như một băng nhóm tội phạm trên chiếc tàu của mình. Ông tự phân loại mọi người và đối xử với họ theo cách phù hợp: người thách thức ý kiến của ông được coi là nổi loạn, những người trung thành và vâng lời chắc chắn được đối xử tốt, những kẻ biếng nhác thì chỉ nhận được vị trí và mức lương bèo nhèo.

    Ứng phó: Để vô hiệu hóa “bạo chúa”, bạn cần phải hy sinh. Hãy để ông ta can thiệp một phần vào ý tưởng của bạn. Điều này thỏa mãn phần nào tính hiếu thắng của sếp trong khi vẫn đảm bảo cho ý tưởng của bạn được sống sót. Ngoài ra , để tồn tại bên cạnh một bạo chúa, bạn cần biết lúc nào nên chiến, lúc nào nên hòa. Kiểm soát tốt nhận thức và quản lý cảm xúc, bạn sẽ ổn cả.

    4. Người kém năng lực

    Đây là vị sếp được thăng chức một cách vội vã hoặc thuê mướn một cách bừa bãi và đang giữ một vị trí vượt quá khả năng của mình. Có thể cô ta cũng có chút năng lực, nhưng đồng nghiệp dưới quyền có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết hơn hẳn.

    Ứng phó: Nếu bạn thấy thất vọng với sếp kiểu này thì có nghĩa là bạn đang có những kinh nghiệm và năng lực mà sếp thiếu. Hãy dẹp bỏ sự tự tôn để vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của bạn, đừng đem nó ra dằn mặt sếp. Chia sẻ mọi thứ sếp cần để hoàn thành vai trò của mình và bạn sẽ trở thành đồng minh thân tín của sếp.

    5. Người máy móc

    Trong tâm trí sếp máy móc, ai cũng được phân loại dựa trên các con số. Mọi quyết định sếp đưa ra cũng là dựa trên các con số, và nếu phải quyết định gì đó dựa trên cảm tính, ông ta sẽ mất phương hướng. Sếp kiểu này hầu như không kết nối với nhân viên, do đó, trông có vẻ như không thể tiếp cận ông ta và không có cách nào để giao tiếp.

    Ứng phó: Để giao tiếp hiệu quả, bạn cần hiểu ngôn ngữ của robot. Khi bạn có một ý tưởng, hãy chắc chắn bạn có đủ dữ liệu cần thiết để trình bày với sếp. Cùng đi với bạn phải là năng suất làm việc cao và chỉ cần thế thôi, không gì khác.

    Khó nhất là tìm cách nói chuyện trực tiếp. Không cần giao tiếp quá linh hoạt và duyên dáng, sếp không quan tâm. Hãy thẳng thắn và chân thành. Thay vì trả lời email, hãy mạnh dạn gõ cửa phòng sếp. Thay vì chat, hãy đề nghị một cuộc họp. Bạn vẫn có thể là một ngoại lệ vì sếp suy cho cùng vẫn là một con người bằng xương bằng thịt.

    Nguồn: http://danviet.vn/
     
    #1

Chia sẻ trang này