Fintech là một thuật ngữ tiếng Anh chỉ sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ “Financial Technology”. Fintech là từ khoá mới nổi gần đây và nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những người thuộc lĩnh vực công nghệ và tài chính. Vậy Fintech là gì, tại sao nó lại nổi bật và tiềm năng của Fintech như thế nào trong tương lai, hãy cùng Thánh Địa Bitcoin tìm hiểu nhé Đọc thêm về NỀN TẢNG BLOCKCHAIN LÀ GÌ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN Định nghĩa về Fintech Fintech = Finance (tài chính, tiền tệ) + Technology (công nghệ) Nghĩa là: sự kết hợp giữa tài chính, tiền tệ và IT. Khi chuỗi các công ty Start-up lần lượt ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, những cuộc cách mạng về công nghệ trong lĩnh vực tài chính đã trỗi dậy, thay đổi cách thức hoạt động của giới ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính trên thế giới nói chung. Đây cũng chính là lúc thuật ngữ Fintech ra đời. Ban đầu, thuật ngữ này chỉ được dùng khi nói về hệ thống xử lý dữ liệu (back-end) thiết lập mạng lưới người tiêu dùng của các tổ chức tài chính thương mại. Tuy nhiên, kể từ cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thuật ngữ này đã được mở rộng để nói về bất kỳ đổi mới công nghệ nào trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các cải tiến về tài chính và giáo dục, ngân hàng bán lẻ, đầu tư và thậm chí cả lĩnh vực tiền điện tử như Bitcoin. Từ sự bùng nổ của cuộc cách mạng Internet và cách mạng Internet trên nền tảng di động, ngành công nghệ tài chính đã bùng nổ. Fintech, vốn ban đầu chỉ được áp dụng cho các ứng dụng văn phòng của các ngân hàng hoặc các công ty thương mại, đã lấn sang các lĩnh vực tài chính. Theo Chỉ số Fintech của EY, có đến một phần ba người tiêu dùng sử dụng ít nhất hai hoặc nhiều dịch vụFintech, và những người tiêu dùng này ngày càng nhận thức được Fintech như là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Fintech cung cấp các dịch vụ trải rộng Các nhóm sản phẩm chính của Fintech Các sản phẩm trong Fintech thường được chia thành 2 nhóm phân theo đối tượng sử dụng: Nhóm thứ nhất: các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Nhóm thứ hai: các sản phẩm công nghệ “back-office” nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các Fintech và các định chế tài chính. Về cơ bản, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, Fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management). Tiềm năng của Fintech Tiềm năng mở rộng của Fintech là vô cùng lớn. Nhiều sáng kiến fintech có tầm ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, tư vấn tài chính và sản phẩm tài chính. Các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích và dự đoán hành vi, tiếp thị theo phân tích dữ liệu sẽ đưa ra phỏng đoán và thói quen ra khỏi các quyết định tài chính. Bởi những ứng dụng của Fintech sẽ không chỉ đơn thuần tìm hiểu thói quen của người dùng mà còn thu hút người dùng ra những quyết định chi tiêu và tiết kiệm trong vô thức tốt hơn. Trong năm 2016, các công ty startup của Fintech đã nhận được 17,4 tỷ đô la tài trợ và số tiền này ngày càng tăng. Theo CB Insights, tổng trị giá của 26 công ty Unicorn trên toàn cầu là 83,8 tỷ đô la. Bắc Mỹ dẫn đầu về Fintech, đứng ngay sau là châu Á. Vai trò của Fintech trong cách mạng 4.0 Fintech là một trong những tín hiệu thành công dẫn đầu cho cuộc cách mạng 4.0, mang đến cho con người những tiện ích thông qua sự phát triển công nghệ toàn diện đặc biệt trên lĩnh vực công nghệ thông tin. Các tác động Fintech tạo ra một lần nữa khẳng định tầm quan trọng mà trên nền tảng công nghệ mới mang lại: Làm thay đổi các kênh dịch vụ tài chính truyền thống: Xu thế phát triển mạnh mẽ của các kênh bán hàng qua internet, đặc biệt ở dịch vụ ngân hàng như Mobilebanking, Tablet Banking, Ngân hàng Kỹ thuật số, Internetbaking. Ứng dụng công nghệ cao: Bigdata là một ví dụ cụ thể giúp phân tích hành vi của khách hàng giảm chi phí nhưng vô cùng hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ. Thay đổi thị trường lao động lĩnh vực tài chính: Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gia tăng ( giỏi về chuyên môn tài chính lẫn công nghệ thông tin).