Xây dựng niềm tin giữa các nhân viên là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ quản lý nào. Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố con người. Nhân viên có thái độ bi quan hoặc không được công nhận sẽ dẫn đến sự nghi ngờ và mất niềm tin nơi đồng nghiệp; điều này tổn hại rất lớn đến hiệu suất làm việc và doanh thu của tổ chức, vậy làm thế nào có thể trở thành người đồng hành tin cậy cho đồng nghiệp, bạn đọc cùng theo dõi nội dung được chúng tôi chia sẻ sau đây nhé. Để làm nhân viên phấn chấn tinh thần và tạo môi trường làm việc tốt hơn, điều quan trọng là phải xây dựng niềm tin giữa các nhân viên với nhau, biến mỗi nhân viên trở thành người đồng hành tin cậy của đồng nghiệp mình, góp phần vào cải thiện uy tín cá nhân và sự phát triển của doanh nghiệp. Tình nguyện viên trong công việc mang lại lợi ích gì cho bạn, xem thêm http://muctim.com.vn/view/5_loi_ich_cua_hoat_dong_tinh_nguyen_trong_cong_viec-54419.html 1. Kiên định Khuyến khích nhân viên có sự kiên định, nhất quán trong các nhiệm vụ được giao. Điều này thể hiện ở ý thức trách nhiệm đáp ứng deadline đúng hạn, làm việc có kế hoạch và theo sát các dự án, ngay cả khi phải làm thêm giờ. Sự kiên định sẽ giúp nuôi dưỡng niềm tin giữa các nhân viên vì họ thấy họ thể tin tưởng nhau trong công việc. Rõ ràng là khi nhân viên không thể làm đúng cam kết có nghĩa là niềm tin của những đồng nghiệp khác sẽ bị tổn hại, họ chỉ nên cam kết những gì chắc chắn có khả năng làm được. 2. Quan tâm Sự quan tâm và công nhận của cấp trên luôn là động lực mạnh mẽ khiến nhân viên phát huy hết sở trường của bản thân trong công việc và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đồng nghiệp. Cho cấp dưới của bạn thấy vai trò của họ bằng cách thể hiện sự xem trọng của bạn với tinh thần làm việc hăng hái và đạo đức nghề nghiệp của họ, cho họ thấy tầm quan trọng của họ với công ty. Tại các cuộc họp, nhấn mạnh lý do tại sao từng nhân viên lại là một phần không thể thiếu để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty. Đó là một cách để kéo các nhân viên lại gần nhau hơn và tin tưởng lẫn nhau. Có được sự quan tâm này bạn sẽ không bị mất lòng khi góp ý cho đồng nghiệp, điều này sẽ giúp cho quá trình đảm bảo thực hiện công việc được tốt hơn khi mọi người có sự hiểu nhau. 3. Giao tiếp Giao tiếp cởi mở với nhân viên là một phương pháp hữu hiệu để xây dựng niềm tin, sự đoàn kết tại nơi làm việc. Tổ chức các cuộc gặp không chính thức với nhân viên để bàn về sứ mệnh, giá trị hoặc mục đích hoạt động của công ty, lắng nghe các câu hỏi, mối quan tâm hay lời tư vấn từ họ. Khuyến khích nhân viên giúp đỡ nhau trong công việc, thuyết phục họ sự trao đổi với nhau để hoàn thành mục tiêu đặt ra. Duy trì môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, giao tiếp hiệu quả sẽ tạo đồng lực để nhân viên tin tưởng lẫn nhau. Đặc biệt kỹ năng giao tiếp còn rất cần thiết với một số ngành nghề, lĩnh vực khác như nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh... Sở hữu tốt kỹ năng này bạn sẽ không chỉ giao tiếp tốt với đồng nghiệp, mà còn giúp chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng, do đó bản thân bạn phải thường xuyên trau dồi cho mình kỹ năng mềm này để đảm bảo hiệu quả công việc được tốt nhất. 4. Hoạt động Team-building Tổ chức các hoạt động team-building sẽ khiến nhân viên cảm thấy họ thực sự là một nhóm. Các hoạt động này bao gồm các giờ giải lao, các buổi liên hoan sau giờ làm việc 1-2 lần trong tháng, các cuộc họp nhân viên nơi họ có quyền lên tiếng, trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân về sự phát triển và chiến lược của công ty. Các buổi lễ kỷ niệm hay chúc mừng khi công ty đạt đến cột mốc quan trọng. Có những giờ phút hoạt động tâp thể sẽ khiến nhân viên có cơ hội hiểu nhau nhiều hơn, có cơ sở để tin tưởng nhau hơn. Nguồn: http://dantri.com.vn/