Các bạn có biết là có tới hơn 200 chủng virus có thể gây bệnh lý viêm họng và chúng thường tự khỏi nếu sức đề kháng tốt, nhưng khi đề kháng cơ thể suy giảm người bị bệnh viêm họng có thể bị bội nhiễm do những loại vi khuẩn. Trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Do đó, việc nhận diện sớm và trị liệu kịp thời có thể sẽ giúp người bệnh ngăn chặn các rủi ro về biến chứng nguy hiểm khác. Xem thêm: bệnh viêm họng mãn tính Triệu chứng viêm họng gây ra bởi liên cầu khuẩn tan huyết Viêm họng liên cầu khuẩn (Streptococcus) là căn bệnh nhiễm trùng ở vùng cổ họng mà tác nhân là do vi khuẩn, so với viêm họng vì virus thì viêm họng do liên cầu khuẩn có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ trong lứa tuổi từ 5-15 tuổi, nhưng nó cũng có thể tác động đến mọi người trong các độ tuổi khác. Nếu như bạn xuất hiện những triệu chứng sau phải đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết thường có một vài dấu hiệu như: – Sốt, phát ban. – Đau cổ họng, khó nuốt. – Mệt mỏi toàn thân, nhức đầu. – Đau bụng, buồn nôn và một số trường hợp nôn mửa (gặp nhiều ở trẻ nhỏ). – Tuyến bạch huyết ở cổ có dấu hiệu sưng phù và đau. – Amidan có màu đỏ và sưng, đôi khi xuất hiện các đốm trắng hay vệt mủ. – Có điểm đỏ nhỏ trên vòm miệng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm một vài triệu chứng cơ năng khác. Nguyên nhân của các triệu chứng kể trên có thể bắt nguồn từ vi khuẩn hay có thể do các căn bệnh khác gây ra. Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Thông thường đối với những đợt viêm họng cấp người mắc bệnh có thể tự điều trị tại nhà mà không cần phải đến gặp bác sĩ. Nhưng, nếu trong quá trình điều trị bệnh có xu hướng xấu đi và xuất hiện một số biểu hiện sau thì người bệnh hãy gọi ngay bác sĩ đến khám hoặc nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Các triệu chứng đó gồm có: – Sốt cao trên 38 độ C ở trẻ nhỏ hoặc sốt kéo dài trong 48 tiếng. – Khó thở hoặc gặp khó khăn trong việc nuốt bất kì thứ gì kể cả uống nước. – Sốt kèm theo sưng khớp, ngay cả khi đã trải qua 3 tuần liên tiếp kể từ lúc mắc bệnh. – Màu nước tiểu chuyển thành nâu đậm khoảng một tuần sau khi phát bệnh (nguy cơ viêm thận hoặc viêm cầu thận). – Cơn đau họng kéo dài hơn 48 giờ. – Hạnh bạch huyết sưng to và đau đớn. Phần lớn trường hợp khi được điều trị ở bệnh viện, thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng. Sau khi điều trị, người bị bệnh cần phải có thời gian cho việc nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhẹ và dùng nước muối súc miệng thường xuyên để cân bằng lại lượng vi khuẩn trong họng giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.