Giác quan đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Nó là cầu nối gắn kết chúng ta với môi trường. Đó là những kênh duy nhất tiếp nhận những thông tin bên ngoài truyền đến bộ não. Để hiểu rõ hơn vai trò của giác quan, đầu tiên chúng ta cần hiểu khái niệm Cảm giác và Nhận thức CẢM GIÁC VÀ NHẬN THỨC Cảm giác nói đến những tín hiệu mà một cơ quan cảm giá gửi đến não bộ ngay tại thời điểm nhận được kích thích từ bên ngoài, còn Nhận thức đề cập đến khả năng để diễn giải những tín hiệu đó. Mức độ của cảm giác, có được bởi kích thích bên ngoài, là gần tương tự như nhau ở mọi người lớn khỏe mạnh, nhưng mức độ nhận biết có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể hiểu một cảm giác bởi một loại kích thích nào đó rõ ràng hơn người khác, vì vậy nhận biết tốt hơn. Khả năng sử dụng giác quan phát triển phát triển dần dần và chưa phát triển khi mới sinh ra. Một phát hiện quan trọng bởi các bác sỹ tìm ra phương pháp điều trị sáng mắt cho những người mù khẳng định về khả năng não bộ nhận biết các cảm giác phát triển qua thời gian. Những người mù bẩm sinh chưa bao giờ sử dụng khả năng thị giác vì thế cũng không phát triển khả năng nhận biết hình ảnh bằng thị giác được tạo nên một vật trong tầm nhìn. Kể cả sau khi được phẫu thuật, họ cũng không thể hoàn toàn sử dụng thị giác. Họ có thể biết được một một loại cảm giác trong mắt họ nhưng không thể hiểu được nó. Ví dụ, nếu bạn đưa cho họ một quả táo, họ có thể cảm thấy một loại cảm giác nào đó, nhưng không thể hiểu được đó là hình ảnh của một quả táo. Điều này chỉ ra một bằng chứng mới đáng chú ý về mối liên hệ giữa sự phát triển giác quan và việc giác quan không được sử dụng trong nhiều năm, đặc biệt trong những năm đầu đời. Khi băng mắt của bệnh nhân đầu tiên được bỏ ra sau một cuộc phẫu thuật thành công, các bác sĩ rất háo hức biết kết quả. Họ hỏi bệnh nhân xem cô gái có nhìn thấy không. Cô chỉ miêu tả về một cảm giác lạ cô chưa từng trải qua. Cô cũng không chắc điều đó có phải từ mắt hay không. Sau khi kiểm tra, bác sĩ gợi ý cô nhắm mắt lại rồi mở ra. Cảm giác đó biến mất khi cô nhắm mắt lại và lại quay lại khi cô mở mắt ra. Chỉ cảm giác thôi là không đủ để cô có thể học cách giải nghĩa nó. CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GIÁC QUAN ĐƯỢC KHÔNG ? Trẻ từ 0-7 tuổi đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nên hoàn toàn có thể tăng cường khả năng sử dụng giác quan. Và điều này chỉ có thể thực hiện khi cung cấp nhiều hơn những cơ hội để sử dụng giác quan tương tác với môi trường. LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN LÀ GÌ ? Trẻ càng sử dụng giác quan linh hoạt và thuần thục, trẻ càng tiếp nhận được thông tin từ môi trường xung quanh. Một người phát triển giác quan tốt thì có thể thích ứng với mọi tình huống, đưa ra quyết định tốt hơn và học hỏi nhanh. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁC QUAN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ TRONG GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI GIÁC QUAN PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO ? Các giác quan đã từng được tin là đã phát triển hoàn toàn ngay khi mới chào đời đã không còn giá trị. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng các giác quan tiếp tục phát triển sau khi sinh ra. Dù một em bé sơ sinh có thể nghe, nhìn, sờ, nếm và ngửi, khả năng sử dụng giác quan còn yếu. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng khả năng sử dụng giác quan của trẻ phát triển trong sáu năm đầu đời rất nhanh bởi đây là thời kỳ hệ thần kinh phát triển. Sự phát triển của hệ thần kinh có liên quan mật thiết với việc nhận được nguồn dinh dưỡng hợp lý và kích thích đầy đủ. Nghiên cứu trên động vật chứng minh rằng xúc giác và các giác quan khác không nhận được kích thích hợp lý thì kết nối thần kinh sẽ ít phát triển hơn. Một khi những thời điểm phát triển những giác quan qua đi, sẽ không thể quay lại được. Chúng ta bàn sâu hơn với hai nghiên cứu được thí nghiệm trên chuột trong khi các nhà khoa học mới bắt đầu nghiên cứu về sự phát triển của hệ thần kinh trong những năm đầu đời. Trong thí nghiệm đầu tiên, những con chuột được để vào trong một chiếc hộp đen ngay sau khi sinh ra vì thế chúng không nhìn được trong suốt giai đoạn phát triển quan trọng. Khi những con chuột này lớn lên và được cho ra ngoài ánh sáng , chúng bị mù và không thể nhìn được nữa. Từ thí nghiệm này, các nhà khoa học đã đưa ra một kết luận rằng sự phát triển có liên quan trực tiếp với những trải nghiệm cần thiết. Không sử dụng thị giác sẽ không phát triển được nó. Điều này khiến các nhà khoa học muốn nghiên cứu những trải nghiệm nào là cần thiết cho sự phát triển của hệ thống thần kinh. Thí nghiệm thứ hai đánh giá về sự khác nhau giữa trải nghiệm trực tiếp và gián tiếp. Một nhóm được nuôi trong một cái hộp tối nên chúng không nhìn thấy gì, điều kiện tương tự như trong thí nghiệm trước. Tuy nhiên, những con chuột này được ra ngoài một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày. Người ta chia ra hai nhóm. Họ làm một cái xe đẩy và nhóm một đẩy xe đẩy ra để đi qua một đường nhỏ. Chúng có thể di chuyển và khám phá môi trường xung quanh. Nhóm hai chỉ đơn giản được cho vào xe đẩy và không làm gì cả. Nhóm chuột thứ hai cũng nhìn thấy những gì mà nhóm một nhìn thấy. Khi thí nghiệm kết thúc, người ta kiểm tra khả năng sử dụng thị giác của hai nhóm chuột. Kết quả đã gây bất ngờ một lần nữa bởi nhóm chuột tự đẩy xe đẩy ra có khả năng nhìn và sử dụng đôi mắt của chúng, trong khi nhóm thứ hai không hề phát triển tầm nhìn của chúng. Điều này có được là do nhóm một tương tác chủ động với môi trường và nhóm thứ hai chỉ nhìn một cách thụ động. Thí nghiệm này chứng minh rằng việc chủ động tương tác với môi trường và sử dụng các giác quan đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của con người. Càng sử dụng các giác quan thì chúng càng phát triển. Chúng ta đã biết rằng thời kỳ nhạy cảm diễn ra khi trẻ từ 0-6 tuổi. Mỗi thời kỳ nhạy cảm theo phương pháp Montessori được đánh dấu bằng một nhu cầu mạnh mẽ muốn lặp đi lặp lại một hành vi nhất định cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong khoảng thời gian đó. Ví dụ, một em bé sáu tháng tuổi cho đồ vào miệng vì có một cảm giác lại bắt đầu trong miệng khiến em bé cảm thấy muốn cho đồ vào miệng. Việc tương tác chủ động này với môi trường khiến nướu và lợi của trẻ sẵn sàng mọc răng và giúp trẻ sẵn sàng cho việc ăn. Chúng ta là sản phẩm của hàng triệu năm tiến hóa. Thông tin về thời điểm cần thiết để bắt đầu thời kỳ nhạy cảm đã được định hình trong gen của con người. Khi thời kỳ nhạy cảm bắt đầu, trẻ bắt đầu tự động thực hiện những điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ vào thời điểm đó. Trong hình trên, chúng ta nhìn thấy rằng nhu cầu mạnh mẽ bên trong đánh dấu thời điểm bắt đầu thời kỳ nhạy cảm, dẫn tới những trải nghiệm cần thiết cho trẻ và dẫn đến sự phát triển. Lúc này, nhu cầu nội tại là tự nhiên, nhưng trải nghiệm trẻ có được khác nhau giữa mỗi trẻ tùy vào môi trường nơi trẻ lớn lên. Những em bé không có cơ hội được tương tác đúng cách với môi trường có thể không thể phát triển đến mức tối đa, cũng giống như những con chuột thuộc nhóm hai ở trên chỉ được đặt vào trong xe đẩy và quan sát môi trường thụ động, và tương tự như những con chuột bị nhốt trong hộp tối. Rõ ràng là chúng ta cần cung cấp môi trường cần thiết để hệ thần kinh có thể phát triển tối đa về mặt sinh học. Điều này có nghĩa là trẻ cần có môi trường thích hợp để nhu cầu tương tác với môi trường xung quanh. Điều này có thể đạt được trong Ngôi nhà của trẻ thông qua một môi trường được chuẩn bị đầy đủ, nhằm cung cấp tối đa cơ hội để trẻ trải nghiệm đúng thời điểm và phát triển tối đa. Gọi điện cho Oreka Montessori để được tư vấn thêm: – Hà Nội: 04 62965023; – TP HCM: 08 629 62838