1. Hít thở thật sâu Bạn đang nóng nảy nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải đi tìm một ai đó để trút hết cơn giận của mình lên họ. Làm vậy chỉ khiến đồng nghiệp xa lánh và tình hình càng tồi tệ hơn. Hãy tìm cho mình một góc thật yên tĩnh, hít một hơi thật sâu, sau đó thở ra hít vào thật đều trong vòng 60 giây. Nỗi sợ phổ biến khi ứng viên đi xin việc là gì, tham khảo bài viết thú vị này nhé http://www.yan.vn/doi-mat-voi-5-noi-so-pho-bien-khi-tim-viec-178626.html 2. Dành thời gian nghỉ ngơi Hãy đứng dậy, đi ra khỏi bàn làm việc, thư giãn một ít phút hay đi dạo quanh vài vòng. Đừng lo lắng là bạn sẽ quên mất công việc đang làm đến đâu. Bạn nên dành thời gian để đầu óc thư giãn, nghỉ ngơi và sau đó trở lại làm việc với một tinh thần sảng khoái. Hiệu suất làm việc của bạn cũng sẽ tăng lên rõ rệt. 3. Suy nghĩ tích cực Người xưa có câu: “Giận quá mất khôn”. Kể cả khi suốt một ngày hôm nay bạn toàn gặp chuyện xui xẻo, cũng hãy nhớ dành lại ít phần trăm não bộ suy nghĩ tích cực: Đừng nghĩ rằng cuộc đời của bạn toàn gặp chuyện không may. Hãy nghĩ rằng: Rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp, “sau cơn mưa trời lại sáng”. 4. Tìm người chia sẻ Đừng kiếm đại một ai đó chỉ vì bạn đang muốn tìm người sở hữu “thùng rác cảm xúc vô hạn”. Cách tốt nhất là bạn phải tự bình tĩnh trở lại trước đã, sau đó tìm một người đồng nghiệp đủ thân thiết, hiểu rõ bạn, để giãi bày tâm sự. Dễ dàng hơn, hãy nhớ đến công thức sau: “Khi chuyện X ập đến với tôi, tôi thưc sự cảm thấy Y, và tôi cần sự giúp đỡ Z từ bạn. Bạn có sẵn sàng lắng nghe không?”. 5. Sự cảm thông Sự cảm thông luôn là liều thuốc cho trái tim hữu hiệu nhất và cũng là cách dập “cơn lửa lòng” nhanh nhất. Điều này không chỉ áp dụng cho những người đồng nghiệp mà còn cho chính bản thân bạn, biết đâu có một ngày bạn lại trở thành nạn nhân. Hãy tìm cách tránh xa họ một chút, sau đó, khi cảm thấy mọi chuyện có phần nào nguôi ngoai, nhẹ nhàng bước đến hỏi thăm và chia sẻ với họ. Nguồn: https://nld.com.vn/