Khen ngợi những đóng góp của họ vào công ty nên được đặt đầu danh sách của những chiến lược giữ chân người tài. Con người làm việc bởi vì họ phải đáp ứng những nhu cầu tài chính. Sự thật này là điểm chính yếu của mỗi công việc. Tuy nhiên, nhân viên khôn ngoan ngày nay cũng theo đuổi một khát vọng cao hơn của phát triển cá nhân và sự hài lòng lớn hơn tại công ty. Một cách đơn giản, nếu những nhân viên không có được những điều trên tại công ty hiện tại, họ sẽ đi nơi khác. Vì thế công ty làm thế nào để tuyển dụng những người tài, những người đang đào tạo cho thành công, mong muốn được làm việc tại công ty? 1. Hỗ trợ những giá trị của họ Con người cảm thấy thoải mái trong môi trường mà giống với quan điểm và giá trị của họ. Nếu những giá trị của công ty bạn phù hợp với những người trong đội, thì bạn đang trên đường dẫn đến thành công. Nếu không phải như vây, bạn sẽ cần có một chương trình khẩn cấp để làm cho những giá trị của công ty không phải là những từ trên áp phích trong căn tin nhân viên. Nghiên cứu đã cho thấy răng những công ty thành công là những công ty với những nhân viên ủng hộ giá trị của công ty. Những giá trị chia sẽ làm cho nhân viên phấn khích và trung thành. Điều này có nghĩa là gì? Nếu bạn làm việc trong môi trường mà phù hợp một cách gần với những gì mà bạn cho là quan trong, thì bạn sẽ ở lại làm việc trong môi trường đó. Giữ ngọn lửa động lực làm việc như những ngày đầu bạn bước chân vào công ty, click link http://vietbao.vn/Kinh-te/7-cach-giu-lua-kien-tri-khi-lam-viec/2147819633/92/ 2. Hỗ trợ nhu cầu của họ Sếp đưa cho bạn bản mô tả công việc và những mục tiêu cho cả năm, nhưng mấy lần sếp hỏi bạn: "Bạn cần công ty giúp đỡ gì không?" hoặc "Công ty có thể hỗ trợ bạn những gì để bạn làm việc tốt nhất?" Có phải thực tế khi hỏi mọi người về những gì họ ước muốn? Họ sẽ biết cái mà họ cần khi họ có được cơ hội để phản ứng? Một bài luyện tập về phân tích nhu cầu sẽ cung cấp một cơ hội tốt cho một nhân viên khám phá những điều mà anh ta thật sự muốn và nó là một bài tập xuất sắc về sự phát triển cá nhân. 3. Hỗ trợ sự tiến triển của họ Nếu bạn làm việc trong môi trường mà bạn học hỏi liên tục và luôn được thử thách, thì bạn sẽ được truyền cảm để làm việc. Những cơ hội cho những nhân viên cải thiện bản thân họ sẽ làm tăng lòng tự trọng, dẫn đến sự tự tin cao hơn và năng suất được nâng lên. Nếu một thành viên của đội là một người ra quyết định tốt, cần sự tự chủ và làm việc tốt, thì bạn nên có một kế hoạch phát triển để trợ giúp anh ta đảm nhận những trách nhiệm cao hơn. Cũng giống như vậy, nếu một nhân viên có xu hướng thụ động, hãy nói với anh ta tại sao những quy định ràng buộc là quan trọng. Không nên lên lớp; hãy tỏ ra thông hiểu và cảm thông. Anh ta sẽ tiếp tục cảm thấy được đánh giá và sẽ muốn được tiếp tục làm việc vì anh ta tin rằng anh ta có cơ hội tiến triển nhiều hơn. 4. Động viên một cách thường xuyên Chìa khóa của việc động viên làm cho những thành viên trong đội phấn khởi và nhiệt tình về việc đạt những mục tiêu. Nếu bạn khám phá những nhu cầu của họ và mở rộng tiềm năng cho việc phát triển, sau đó duy trì động lực của họ sẽ là một phần thưởng và hành trình thành công. Sở hữu một đội được động viên cao sẽ truyền cảm đến những người khác và chắc chắn rằng công ty bạn trở thành sự lựa chọn của nhân viên. 5. Trao sự công nhận Hầu hết nhân viên bỏ việc làm không phải vì họ không được trả lương cao mà bởi vì họ có vấn đề với sếp hoặc cấp trên. Hãy xem ví dụ về một trưởng phòng tiếp thị của một công ty đầu tư có uy tín. Cô ta than phiền không dứt với sếp và về những gì mà cô ta cảm nhận là sự thiếu tầm nhìn và phương hướng của công ty. Khi sự than phiền xảy ra trong nhiều tuần và bắt đầu ảnh hưởng đến tinh thần của đội. Trưởng phòng tiếp thị đã làm rõ là cô ta đang tìm công việc mới. Đó là một thay đổi bất ngờ vào một buổi chiều khi giám đốc điều hành mời cô ta vào nói chuyện. Ông ta nói rằng ông ta và những trưởng phòng khác đánh giá cao những công việc xuất sắc, thời gian mà cô đã đóng góp và những kết quả mà cô ta và đội đã đem đến cho công ty. Trưởng phòng tiếp thị cảm thấy hài lòng và thái độ đã thay đổi hoàn toàn. Cô ta không còn than phiền và trở lại động viên đội của mình. Nguyên nhân chính của sự bực tức là khát vọng được công nhận về tài của cô ta. Mong muốn rời bỏ công việc đã được giải quyết trong 5 phút bởi vì sếp đã làm cho cô ta cảm thấy được khâm phục và quan trọng. Sự duy trì và những chương trình nhân sự tốn kém những công ty nhiều tiền và thời gian, cái mà đã có thể được đầu tư một cách hiệu quả vào những chương trình duy trì nhân viên. Những nhà tuyển dụng nên quan sát một cách liên tục những chiến lược hiệu quả để duy trì và giữ chân đội ngũ nhân viên tài giỏi. Ngày này, nhân viên làm việc tốt hơn khi được lắng nghe và khâm phục thì quan trọng hơn là đơn giản là có được việc làm. Hãy truyền cảm cho những người đang mong muốn bỏ việc tại công ty. Lời nói sẽ được lan truyền và công ty của bạn sẽ được biết là nơi đánh giá cao đội ngũ nhân viên và tin tưởng vào việc giữ chân họ. Nguồn: https://www.tienphong.vn/