Bạn muốn thay đổi nghề nghiệp, muốn có bước đột phá trên con đường sự nghiệp của mình nhưng lại lo lắng vì mất quá nhiều thời gian hoặc cảm thấy quá khó khăn để thay đổi. Những suy nghĩ đó khiến không ít người từ bỏ mong muốn của mình. Tuy nhiên, rất nhiều công việc với mức lương hấp dẫn, môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội phát triển bản thân đôi khi lại dễ dàng tìm kiếm hơn bạn nghĩ. Những lời khuyên sau đây sẽ là những ý tưởng dành cho những người đang muốn xây dựng con đường sự nghiệp cho bản thân mà không mất quá nhiều thời gian và tiền bạc. Bạn thấy nghề nghiệp hiện tại không còn phù hợp, bạn muốn đổi nghề, bạn cần lưu ý những gì http://www.vivumuasam.com/14096/5-dieu-nen-biet-truoc-khi-doi-nghe - Đam mê Cũng như các chuyên gia tư vấn, chăm sóc sức khỏe đã giúp người khác cai thuốc lá, giảm stress, biết lựa chọn thức ăn tốt hơn cho sức khỏe và tránh những căn bệnh liên quan đến các thói quen hằng ngày trong cuộc sống, các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp có thể tìm được những công ty lớn với điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo thu nhập và sức khỏe cho người lao động. Theo Margaret Moore - người sáng lập trang web Wellcoaches.com, các ứng viên bước vào một lĩnh vực mới cần có niềm đam mê thực sự. Họ sẵn sàng chấp nhận khó khăn, thử thách và học hỏi những điều mới mẻ. Thậm chí, ứng viên có thể làm cả những công việc part-time để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân trước khi chính thức làm full-time ở lĩnh vực mới. - Tự tin Nếu bạn là một đầu bếp tài ba nhưng bạn không thể đứng ở các nhà hàng mà nấu nướng thì bạn có thể phấn đầu để giữ vị trí bếp trưởng. Với vị trí đó, bạn có thể kiếm được mức thu nhập kha khá tùy thuộc vào tài thương lượng và nhu cầu cần bếp trưởng của nơi bạn muốn đến. Khi muốn thay đổi sang một công việc mới, bạn cần có một lượng kiến thức nhất định về lĩnh vực mới. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả khiến bạn phải tự ti hay quá lo lắng mà không dám thử sức ở lĩnh vực mới. Những kỹ năng và hiểu biết chung cũng rất hữu ích nhưng để tự tin hơn, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Bạn cũng nên mở rộng mạng lưới, kết nối với những người đang tìm việc để học hỏi kinh nghiệm từ họ. - Hiểu thấu đáo về doanh nghiệp Sự phức tạp của các vấn đề y tế đã tạo cơ hội cho những chuyên gia có thể giáo dục tinh thần cho bệnh nhân cũng như các thành viên khác trong gia đình hướng tới hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc y tế. Nhiều ứng viên mắc sai lầm khi vội vã lao đầu vào công việc mới mà không tìm hiểu xem mình có phù hợp hay không. Họ cứ như những con thiêu thân lao vào nghề mới vì sợ phải tiếp tục thất nghiệp và chịu đựng cảm giác lang thang đi tìm việc hết ngày này qua ngày khác. Khi muốn chuyển sang lĩnh vực mới, điều quan trọng là phải có sự hiểu biết thấu đáo về doanh nghiệp, văn hóa công ty cũng như các chế độ cho người lao động. Đừng vì chút lợi trước mắt mà vội vàng bị mê hoặc, con đường sự nghiệp luôn đòi hỏi sự kiên trì và sự tự tin vào bản thân. - Chuẩn bị chứng chỉ cần thiết Ngày nay, ngày càng nhiều lĩnh vực kinh doanh phát triển nhưng chưa có những văn bằng, chứng chỉ bắt buộc. Ứng viên có thể dễ dàng chuyển việc hơn. Nhưng càng ngày, những yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ sẽ khắt khe hơn. Vì vậy, L''Heureux Pam - chủ tịch hiệp hội quốc tế Emergency Managers khuyên rằng, bất cứ kỹ năng nào bạn đã có như lập kế hoạch, thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính, lưu trữ... đều rất hữu ích. Nếu có thời gian, ứng viên nên tham gia các khóa học, lấy chứng chỉ liên quan phòng khi cần đến. Nguồn: http://baodatviet.vn