3 kỹ năng kinh doanh không được giảng dạy chính quy

Thảo luận trong 'Việc tìm người' bắt đầu bởi hainam6683, 12/9/18.

  1. hainam6683

    hainam6683 Member

    Mấu chốt của thành công nằm ở những điều tưởng chừng nhỏ nhặt. Thậm chí, ngay cả cách sắp xếp chi tiết công việc cũng là một trong những kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ doanh nhân muốn thành công nào.


    Theo Ken Dunn - tác giả, nhà diễn thuyết nổi tiếng và là nhà sáng lập, CEO của readerslegacy.com và nextcenturypublishing.com, nền giáo dục chính quy giúp chúng ta bắt kịp tốc độ phát triển và hiểu rõ cội nguồn của lĩnh vực đang theo học.

    Đó là chưa kể đến lợi ích của môi trường đại học, cao đẳng giúp bạn nhanh chóng mở rộng các mối quan hệ cần thiết cho công việc sau này - điều không dễ gì có được nếu bạn không học tiếp sau khi tốt nghiệp cấp 3.

    Dù thế, vẫn có những kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực kinh doanh nhưng không được giảng dạy một cách chính quy. Trên trang Enterpreneur.com, Dunn có bài viết về ba kỹ năng quan trọng mà trường học không dạy bạn:

    5 biểu hiện cần cân nhắc khi bạn làm việc tự do, click link https://ngoisao.net/tin-tuc/thuong-truong/5-dau-hieu-nen-can-nhac-dung-lam-viec-tu-do-3796229.html

    1. Giao tiếp

    Theo Dunn, khả năng diễn đạt gần như là kỹ năng quan trọng nhất của mọi doanh nhân. Chỉ được xem là thành công nếu bạn giải thích được tầm nhìn chiến lược của mình để những người xung quanh hiểu, đồng thời biết được thời điểm nào nên nói cũng như không nên nói.


    Kỹ năng này luôn cần thiết trong mọi khía cạnh công việc bởi bạn không chỉ cần truyền cảm hứng cho nhân viên bằng lời nói, mà còn phải biết cách tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như thuyết phục được các cổ đông về chiến lược kinh doanh sắp tới.

    Tuy nhiên, Dunn cũng cho biết, lỗi giao tiếp lớn nhất của nhà kinh doanh không nằm ở sự rụt rè, nhút nhát mà chính là nói quá nhiều.

    "Trong quá trình tư vấn cho các CEO - những người tự nhận bản thân là các nhà thương thuyết tuyệt vời, tôi nhận ra điều mà họ thực sự làm chỉ là cố lờ đi người khác và thao thao bày tỏ quan điểm của mình. Tôi chứng kiến họ lãng phí thời gian bằng cách nói quá nhiều trong các buổi họp. Họ cảm thấy mình cần phải được lắng nghe cũng như muốn giải thích hết mọi thứ cho người khác hiểu. Chính bởi họ không để người khác có cơ hội chia sẻ ý kiến cá nhân nên sau cùng, lại tạo ra một môi trường ức chế, nơi mà suy nghĩ của những người còn lại không bao giờ được lắng nghe", ông cho biết.

    Hãy cho bản thân mình cơ hội và tìm một người hướng dẫn giỏi hoặc một huấn luyện viên chuyên nghiệp giúp bạn làm một bài kiểm tra cá nhân, giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp của mình.

    2. Đa nhiệm

    Trở thành doanh nhân đồng nghĩa với việc có rất nhiều người mong đợi bạn sẽ biết hết mọi thứ, về mọi lĩnh vực. Thời gian đầu kinh doanh, bạn sẽ vừa là người đưa ra những quyết định quan trọng nhưng cũng kiêm luôn nhiệm vụ "dọn dẹp" sau cùng. Khi mọi thứ bắt đầu ổn định, bạn mới được tập trung vào công việc chuyên môn, tuy nhiên có thể bạn vẫn kiêm nhiệm luôn những công việc lúc trước.

    Bất kể trong giai đoạn nào, bạn cũng cần giải quyết nhiều việc cùng một lúc. Vì không còn lựa chọn nào khác nên hãy học cách thích nghi với nó. Dunn chia sẻ, ông chưa từng gặp một nhà sáng lập hay một CEO lớn thành công nào mà không biết cách sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tách biệt những thứ quan trọng như gia đình hay sức khỏe ra khỏi dự định tương lai nghề nghiệp của mình.

    3. Tập trung vào tiểu tiết

    "Cá nhân tôi tin rằng mấu chốt của thành công nằm ở những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, ngay cả cách sắp xếp chi tiết công việc cũng gần như là kỹ năng quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nhân muốn thành công nào", Dunn cho hay.

    Theo ông, những người kém về kỹ năng này thường có xu hướng bỏ qua những chi tiết nhỏ. Họ sẽ liệt chúng vào loại “những chuyện vặt vãnh”, nhưng nếu bạn để những "thứ vặt vãnh" này lớn dần, chúng sẽ gom thành một rắc rối lớn. Và những rắc rối lớn thường dễ dàng giết chết doanh nghiệp.

    Do đó, ngay từ giai đoạn bắt đầu kinh doanh, bạn cần trở thành một chuyên gia trong việc giải quyết những công việc chi tiết nhưng quan trọng, điển hình như việc xem xét lại công việc, am hiểu chúng, đọc lại báo cáo tài chính hàng ngày, gửi email cho những nhân viên chủ chốt kèm lời “cảm ơn” vì đã làm tốt công việc, phân loại email, và hàng ngàn thứ lặt vặt khác...

    Nguồn: https://baomoi.com/
     
    #1

Chia sẻ trang này