Theo khảo sát của hút bể phốt tại Thái Nguyên hầu hết các nhà vệ sinh các trường tiểu học ở nước ta đều cho cho kết qua rằng: một trong những nguyên nhân khiến nhà vệ sinh hôi và dơ là vì quá tải. Số lượng học sinh quá đông trong khi phòng toilet lại quá ít. Giờ ra chơi là giờ cao điểm nên nhân viên vệ sinh không dọn kịp. Phần khác, nhiều học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Đó là ở TP lớn, còn ở vùng nông thôn nhà vệ sinh trường học đã trở thành nỗi ám ảnh của học sinh. Chất lượng nhà vệ sinh trường học luôn là mối bận tâm của các bậc phụ huynh Một khảo sát của UNICEF tại Việt Nam vào cuối năm 2014 cho thấy chỉ có 11,7% trong tổng số 73% nhà vệ sinh tại các trường học trên địa bàn cả nước được khảo sát đạt chuẩn nhà vệ sinh an toàn. Riêng ở khu vực nông thôn, con số này còn thấp hơn rất nhiều đến mức có tới 27% trẻ em nông thôn phải đi vệ sinh ở bên ngoài. Bên cạnh đó, theo ghi nhận của UNICEF, trong số những nhà vệ sinh hiện có, rất nhiều nhà vệ sinh bốc mùi hôi thối, nhất là vào giờ cao điểm (giờ học sinh ra chơi). Sở dĩ có tình trạng này là do phần lớn địa phương khi xây dựng trường chỉ chú ý đến phòng học trong khi quy định nhà vệ sinh đạt chuẩn khi xây dựng trường học chưa được tuân thủ đúng nên nhà trường ít khi quan tâm đến việc xây nhà vệ sinh. Đồng thời, nhiều trường có số lượng học sinh đông nhưng nhà vệ sinh không đủ để cung ứng cho các em và ý thức của một bộ phận không nhỏ học sinh còn kém, khiến tình trạng mất vệ sinh trở nên trầm trọng hơn. Cũng theo UNICEF, do nhiều trường tiết kiệm chi phí nên không thuê người quét dọn vệ sinh, dẫn đến tình trạng tường dơ, bồn cầu bám bẩn, nhà vệ sinh bốc mùi. Khi nào học sinh không còn sợ nhà vệ sinh? Khi nào học sinh không phải nhịn đi vệ sinh ở trường học? Câu hỏi này vẫn đang đợi trả lời của các cơ quan quản lý, nhà trường và của cả cộng đồng ...