Trước tiên chúng ta phải nhắc lại rằng kiến trúc Pháp thuộc đã để lại những dấu ấn đậm nét và đã được coi là một bộ phận không thể thiếu của di sản kiến trúc tại khu vực trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và ở nhiều đô thị khác ở Việt Nam với những công trình thiết kế biệt thự kiểu Pháp hay thiết kế biệt thự tân cổ điển,… hiện diện trong những con phố cổ. Bộ phận kiến trúc này cũng có rất nhiều công trình kiến trúc mang tính hiện đại như là kiến trúc Art Deco hay tính dân tộc như là kiến trúc phong cách Đông Dương, tuy nhiên ngày nay điều đáng buồn là đa phần các công trình nhại cổ lại thường chỉ chú trọng tới các công trình Tân cổ điển và theo phong cách Địa phương Pháp, đó là hai phong cách “thuần Pháp” và chúng hầu như không còn được thiết kế hay xây dựng trong giai đoạn vào cuối thời kỳ Pháp thuộc. Xu hướngthiết kế kiến trúcnhại Tân cổ điển thường được áp dụng trong việc thiết kế trụ sở các cơ quan công quyền và một số công trình biệt thự của các “đại gia” mới nổi yêu thích hình thức đăng đối giả tạo mà chẳng ăn nhập gì với công năng cùng bộ mái Mansard cùng những hàng cột chẳng ra thức La Mã hay là Hy Lạp... Thiết kế kiến trúc kiểu này thường tạo ra những tòa nhà bệ vệ và trưởng giả, xa rời quần chúng và không có chút ăn nhập gì với cảnh quan thiên nhiên Việt. Xu hướng thiết kế kiến trúc nhại kiến trúc Địa phương Pháp lại thường được sử dụng trong thiết kế trường học và trong nhiều thiết kế kiến trúc biệt thự, thậm chí là cả mặt tiền nhà liên kề. Có lẽ bởi các kiến trúc sư – tác giả đã quá ấn tượng với những ngôi trường và những ngôi biệt thự dành cho người Pháp ở giai đoạn đầu thời kỳ Pháp thuộc nhằm đáp ứng được tâm lý nhớ quê hương của họ.