Xỉ than tổ ong mang đến giá trị kinh tế cao

Thảo luận trong 'Chợ Linh Tinh' bắt đầu bởi leducanh, 24/11/17.

  1. leducanh

    leducanh Member

    Đa số người sử dụng than tổ ong sau khi sử dụng xong thường vứt bỏ xỉ (tàn)than tổ ongmà không biết rằng chúng mang lại lợi ích kinh tếcao.

    Trước thực trạng xỉ than tổ ong bị vứt bừa bãi ngoài vỉa hè, gốc cây, Trần Thị Hồng, sinh viên trường Đại học Ngoại Thương đã xây dựng dự án: “Thu gom và tái chế xỉ than tổ ong thải ra từ các hộ gia đình”. Mô hình này hướng đến việc tạo dựng một mô hình mẫu về thu gom xỉthan tổ ongvà tái chế chúng trên một quy mô rộng. Đồng thời nhân rộng các các dự án vì lợi ích công từ xỉ than như: làm gạch xanh (gạch không nung) than thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng, làm phân bón và đắp nền chống ẩm.


    [​IMG]
    V Trần Thị Hồng đang cân xỉ than để làm gạch xanh


    Qua khảo sát của Hồng ngay tại nơi bạn ở (KP4, P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) mỗi ngày có từ 300 đến 400 viên xỉ than thải ra ngoài môi trường. Nguồn thải chủ yếu từ các hộ dân và quán ăn vỉa hè bởi họ chưa hiểu được lợi ích của xỉ than có thể đem lại. Vì vậy dự án của Hồng rất thiết thực làm thay đổi quan điểm của mọi người về xỉ than khi xếp nó chỉ là một loại phế thải thông thường. Đồng thời cung cấp kiến thức cần thiết về tái chế xỉ than tổ ong cho người dân như có thể sử dụng xỉ than để trồng các loại cây nào, tỉ lệ pha trộn với đất,...

    Trước khi bắt tay vào dự án Hồng đã đến Trung tâm Phân tích - thí nghiệm và công nghệ khoáng thuộc Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM để tìm hiểu thêm về thành phần các chất trong xỉ than. Ngay tại đây, Hồng có cơ hội thực hiện mẫu gạch và thử nghiệm mẫu ngay trong phòng thí nghiệm. Với tỷ lệ 4:3:3 (xỉ than: xi măng: cát và chất phụ gia) đã cho ra loại gạch chịu lực tốt nhất trong các mẫu được thực hiện.

    Hồng chia sẻ: “Mình quyết định tìm đầu ra cho sản phẩm xong mới tìm đầu vào, vì nếu không nhà sẽ thành bãi chứa. Địa điểm bán phải gần nơi tiêu thụ, cách khoảng 300m, để tiết kiệm chi phí vận chuyển”. Về phương tiện vận chuyển có thể tận dụng xe chuyên chở của người bán than, khi họ giao than mới, họ sẽ chở những xỉ than đã qua sử dụng về. Công thu gom 300 đồng/viên và bán lại cho người thu gom với giá 500 đồng/viên.

    Mô hình được lên sóng VOV1, Hồng nhận được nhiều lời động viên và đơn đặt hàng. Mục tiêu mỗi ngày đặt ra phải thu gom 100% xỉ than trên địa bàn phường và tìm một công ty sản xuất gạch để chuyển giao công nghệ, Hồng chia sẻ: “Mô hình với mục đích bảo vệ môi trường và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhờ lợi nhuận từ việc bán than mình có thể dùng số tiền đó mua lại giỏ rác trang bị cho địa phương”. Với nỗ lực từng ngày của cô sinh viên trẻ, những sản phẩm tái chế từ xỉthan tổ ongđang từng ngày đến tay người dân.
     
    #1

Chia sẻ trang này