Ước tính hàng tồn 1. Ước Tính Hàng Tồn Thông thường một doanh nghiệp phải ước tính hàng tồn kho cuối kỳ. Khi điều này xảy ra, doanh nghiệp sẽ có những ghi nhận về hàng tồn kho đầu kỳ và mua vào trong kỳ. Sau đây là những phần tính toán cơ bản về hàng tồn kho nhằm phục vụ cho việc ước tính hàng tồn kho cuối kỳ, báo cáo qua dịch vụ kế toán . Hàng tồn kho đầu kỳ + Mua vào trong kỳ thuần = Hàng có sẵn để bán - Hàng tồn kho cuối kỳ = Giá vốn hàng bán 2. Nguyên Tắc Giá Thấp Hơn Giữa Giá Gốc Và Giá Thị Trường Ngoài các phương pháp tính giá FIFO, LIFO, bình quân gia quyền thì kế toán viên cũng phải va chạm với nguyên tắc giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường (viết tắt là LCM). LCM thể hiện kế toán thận trọng trong hành động và yêu cầu hàng tồn kho phải được báo cáo trên báo cáo tài chính theo giá nào thấp hơn giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá thị trường.của hàng tồn kho. Đối với hàng tồn kho, giá trị thị trường là giá thay thế hiện hành. Nếu giá thay thế của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc, doanh nghiệp phải điều chỉnh giá trị hàng tồn kho, bằng cách điều chỉnh giảm hàng tồn kho (ghi có hàng tài khoản tồn kho). Hàng tồn kho theo giá thị trường sẽ phản ánh đúng giá trị tồn kho hơn là việc thổi phồng giá trị tồn kho, Nếu giá thị trường của hàng tồn kho lớn hơn giá gốc, ta không điều chỉnh giá trị tồn kho vì nguyên tắc thận trọng. Giả sử Smart Touch trả $3,000 cho việc mua mặt hàng CD01, báo cáo qua dich vu ke toan . Vào 31/7 hàng tồn kho giảm giá xuống chỉ còn là $2,200, giá thị thị trường lúc này thấp hơn giá gốc, vậy bút toán ghi giảm hàng tồn kho như sau: - Giá vốn hàng bán (giá gốc: 3,000 - giá thị trường: 2,200) : 800 - Ghi giảm giá trị tồn kho theo giá thị trường: 800