Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp khi niêm mạc phế quản của phổi bị viêm nhiễm. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị tận gốc sẽ thành mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Trong bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm phế quản cho các bạn tham khảo. Xem thêm: trị viêm phế quản bằng mật ong Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp khi niêm mạc của các phế quản trong phổi bị viêm và kích thích dầy lên và sưng phồng làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản. Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản Đối với bệnh viêm phế quản cấp tính thì 90% bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm vi rus, 10% do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong hầu hết các trường hợp đều là do các virus cảm cúm gây ra. Còn viêm phế quản mạn tính thường do một hoặc hai yếu tố đó là: Do nhiều đợt VPQ cấp tính lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản gây nên VPQ mạn tính. Ngoài ra, một nguyên nhân thường trực nữa là do thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay nghiện thuốc lá dẫn đến kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra đờm nhầy gây viêm nhiễm. Triệu chứng khi bị viêm phế quản Khi mắc bệnh viêm phế quản, các nang phế nhỏ trong phổi bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của người bệnh bị hẹp thậm chí tắc nghẽn. Do đó, trong 24 – 48 giờ sau mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như: sốt cao, ho liên tục, lạnh run, có cảm giác đau thắt ngực, nhất là phần xương dưới ức khó thở và thở ngắn. Viêm phế quản mãn tính thì có triệu chứng điển hình hơn như là ho dai dẳng, ho có đờm lâu ngày, ho xảy ra thành nhiều đợt trong năm nhất là vào những khi thời tiết thay đổi. Bệnh nhân có thể sốt về chiều sốt cao hoặc sốt nhẹ. Người bệnh thường xuyên có cảm giác tức ngực, khó thở, ngực nặng nề như bị đè một tảng đá lên trên, tim đập nhanh… Tham khảo thêm: chữa viêm phế quản bằng lá trầu không Cách điều trị bệnh viêm phế quản phổi Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau: - Đối với những trường hợp viêm phế quản cấp tính mà nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày nếu được chăm sóc tốt. Lúc này, các bạn nên nghỉ ngơi tại nhà, uống nhiều nước, ngưng hút thuốc, tránh xúc động mạnh. Nên sử dụng các loại thuốc hít để làm giãn phế quản và thuốc ho long đờm giúp tổng đẩy đờm nhanh ra khỏi phổi. - Đối với các bệnh nhân viêm phế quản mãn tính thì cần tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, tránh xúc động mạnh, nếu bạn đang hút thuốc lá cần ngưng ngay. Dùng thêm thuốc xông và siro ho long đờm. Các bạn cần đi bác sĩ khi có những biểu hiện sau: - Ho khò khè kéo dài hơn một tháng. - Ho có đờm đặc màu xanh trong thời gian dài. - Sốt cao liên tục. - Ho ra máu. - Khó thở, thở gấp. Máy xông mũi họng Domotherm Vital hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả. Có thể bạn quan tâm: chữa viêm phế quản tại nhà