Trong thời buổi hiện nay, tại Việt Nam, mô hình thương mại điện tử B2B đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, vẫn khá nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh mô hình này như là: Mô hình đó là gì? Thế nào là vận chuyển qua mô hình B2B? Nó có vai trò như thế nào trong kinh doanh? Tất cả các câu hỏi đó sẽ được giải đáp qua bài viết ngày hôm nay. 1. Tổng quan về mô hình thương mại điện tử B2B a. Thương mại điện tử theo mô hình B2B là gì? B2B là một thuật ngữ chuyên ngành trong kinh doanh, đặc biệt là trong thương mại điện tử. B2B được viết theo theo một cụm từ trong tiếng anh: Business-to-Business, có nghĩa là doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh B2B dùng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đó có thể là giao dịch thương mại giữa nhà sản suất với các đơn vị bán buôn, phân phối hàng hóa hoặc giữa nhà buôn với người bán lẻ. Mô hình kinh doanh này tồn tại khá lâu và được khá nhiều các doanh nghiệp ưa chuộng bởi đây là hình thức kinh doanh quan trọng và đóng vai trò khá lớn trong việc tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhờ áp dụng mô hình này mà các doanh nghiệp dễ dàng kết nối, hợp tác với nhau, giúp đỡ vì lợi ích và sự phát triển của nhau. Mô hình này ở Việt Nam tuy đang trong quá trình phát triển, thế nhưng vẫn còn chưa lớn mạnh như các doanh nghiệp nước ngoài. b. Phân loại mô hình kinh doanh B2B Thông thường, các doanh nghiệp B2B được chia làm các mô hình cơ bản: - Mô hình B2B thiên về bán: Mô hình kinh doanh thiên về bán khá phổ biến và phát triển tại Viêt Nam Doanh nghiệp áp dụng mô hình này có chức năng cung cấp hàng hóa, sản phẩm cho các đơn vị khác như các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ,…hoặc cũng có thể cho trực tiếp người tiêu dùng. - Mô hình B2B thương mại hợp tác: Mô hình này thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị, thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như là: Sàn giao dịch thương mại, Thị trường điện tử, Chợ điện tử, Sàn giao dịch Internet,… - Mô hình B2B trung gian: Khi áp dụng mô hình này, 2 hoặc nhiều doanh nghiệp trao đổi sản phẩm và hàng hóa dịch vụ qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Qua sàn thương mại điện tử này, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ đăng sản phầm lên kèm hình ảnh, giá cả, thông tin chi tiết về sản phẩm để bên có nhu cầu mua lựa chọn và đặt hàng trực tiếp. Các doanh nghiệp bán và mua tất nhiên đều phải tuân thủ những điều khoản của trang thương mại điện ử trung gian. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam. Có thể kể đến các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Zalora,… Bạn nên tham khảo thêm: Có nên khởi nghiệp kinh doanh với dịch vụ ship hàng? 2. Vận chuyển theo mô hình thương mại điện tử B2B Trong thương mại điện tử, vận chuyển là một khâu tối cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vận chuyển theo mô hình B2B có thể hiểu một cách đơn giản là các đơn vị đảm nhận giao hàng online sẽ đảm nhận công việc lấy hàng từ doanh nghiệp bán sang doanh nghiệp có nhu cầu mua hoặc trực tiếp người tiêu dùng. Có khá nhiều các hình thức vận chuyển khác nhau, thông dụng nhất là các hình thức sau: a. Hợp tác với các đơn vị chuyên vận chuyển Dịch vụ này được khá nhiều người sử dụng bởi sự tiện lợi và nhanh chóng. Phí dịch vụ được tính theo khoảng cách shipper phải giao và trọng lượng hàng hóa được gửi. Các đơn vị chuyên vận chuyển phố biến hiện nay là Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem,… b. Giao hàng qua bưu điện Đây là phương thức truyền thống, được sử dụng khá lâu đời rồi và rất quen thuộc đối với các doanh nghiệp cũng như cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Bưu điện là doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, được đảm bảo kiểm soát và quản lý bởi nhà nước nên quy trình xử lý và giao nhận là khá dài. Do vậy, thời gian giao hàng khá là chậm , nhưng bù lại phí dịch vụ khá là thấp. Cho nên, hình thức giao hàng này thường được các cá nhân và các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ sử dụng. Chính bởi sự quản lý chặt chẽ, độ an toàn cao và chi phí dịch vụ rẻ mà cho dù các công ty chuyên vận chuyển có lớn mạnh và tiện lợi đến đâu thì vẫn không thể thay thế hoàn toàn hình thức vận chuyển qua bưu điện truyền thống này. c. Sử dụng đội ngũ shipper riêng Vì giao hàng vốn rất khó kiểm soát nên các doanh nghiệp nên có một đội ngũ shipper chuyên nghiệp, làm việc bài bản và hiệu quả để giao hàng trong khu vực địa phương. Các shipper sẽ có nhiệm vụ mang gói hàng từ bên bán đến địa chỉ mà bên mua cung cấp dưới sự chỉ đạo của người quản lý. Hình thức giao hàng này có ưu điểm là chi phí rẻ và đáp ứng được sự liên tục trong giao hàng. Song, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải đó là không biết làm sao để quản lý đội shipper ấy sao cho hiệu quả để mà làm việc chuyên nghiệp và góp phần làm tăng độ hài lòng cho khách hàng. Có không ít các shipper làm việc chỉ đơn giản cho xong việc, không có thái độ làm việc đúng mực, khiến khách hàng kêu ca phàn nàn rất nhiều, và rất có thể lần sau sẽ không tiếp tục mua hàng nữa. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý giao nhận Movecrop. Phần mềm này có các tính năng nổi trội như: quản lý đơn hàng và tình trạng giao hàng của đội ngũ shipper, xem được hành trình của shipper trên bất cứ nẻo đường nào qua dịch vụ định vị GPS, trực tiếp tính phí và thanh toán cước,… Bị quản lý bởi phần mềm này, shipper chắc chắn sẽ làm việc tận tụy và chu đáo, nghiêm túc hơn. Mỗi doanh nghiệp với đối tượng khách hàng và chiến lược kinh doanh khác nhau và nhu cầu vận chuyển khác nhau. Mong rằng qua vài viết này, bạn đã có cho mình những câu trả lời về mô hình thương mại điện tử B2B và các hình thức vận chuyển theo mô hình này để chọn cho mình loại hình phù hợp nhất. Tham khảo thêm bảng giá để có quyết định phù hợp nhất: https://www.movecrop.com/bang-gia Chúc các bạn thành công!