Thực trạng thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Discussion in 'Chợ Linh Tinh' started by levandung123, Sep 28, 2016.

  1. levandung123

    levandung123 Member

    Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014 đã khắc phục những điểm hạn chế, bất cập của quy định hiện hành và thể chế hóa các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn.



    Thực trạng thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

    Luật doanh nghiệp 2014, các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành đã đơn giản tối đa thủ tục, nhằm tạo điều kiện hơn khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Cụ thể:


    [​IMG]


    Thực trạng thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam


    Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp 2014 đã bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.


    Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp về bản chất là việc ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị trường. Các yêu cầu về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ nên được coi là điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp được hoạt động. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành


    Thứ hai, Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.


    So với Luật doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuống còn 3 ngày làm việc, tạo thuận lợi hơn nữa cho người thành lập doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.


    Thứ ba, bên cạnh việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, thì còn cho phép việc thành lập DN qua mạng thông qua Cổng Thông tin đăng ký DN quốc gia . Theo đó, khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.


    Về đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử thì tính đến giữa tháng 4/2016, trên cả nước đã có 4449 hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử thành công, với số lượng hồ sơ tăng đều qua các năm, đặc biệt là mức tăng đột biến trong năm 2016. Năm 2016, chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm thì số lượng hồ sơ đã đạt 1094 hồ sơ (tương đương 73% số lượng hồ sơ đăng ký trong năm 2015). Việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức của doanh nghiệp khi cần thực hiện thủ tục hành chính. Doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp khác có thể chủ động sắp xếp thời gian nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh mà không phụ thuộc vào giờ làm việc hành chính; tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức di chuyển trên đường và chờ đợi, xếp hàng tại trụ sở cơ quan hành chính.


    [​IMG]


    Tư vấn thành lập Doanh nghiệp miễn phí


    Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam tồn đọng nhiều hạn chế

    Thứ nhất, còn tồn tại nhiều loại cơ quan cấp phép thành lập DN. Xuất phát từ những quy định đặc thù mà tại Việt Nam, bên cạnh Phòng đăng ký kinh doanh ( Sở kế hoạch và đầu tư) cấp phép thành lập DN, còn nhiều cơ quan khác cũng tham gia vào vấn đề cấp giấy phép hoạt động cho DN.


    Ví dụ, công ty luật/văn phòng luật sư, công chứng (xin giấy phép hoạt động tại Sở Tư pháp), DN kinh doanh bảo hiểm (xin giấy phép của Bộ Tài chính)…


    Thứ hai, pháp luật hiện hành còn chậm trong việc cập nhật các ngành nghề kinh doanh mới phát sinh trong thực tế khiến cho các cơ quan chức năng khó khăn trong việc quản lý các ngành nghề mới phát sinh.


    Thứ ba, hình thức đăng ký doanh nghiệp trực tuyến còn chưa phổ biến, chưa thực sự phù hợp với nhiều doanh nghiệp Việt Nam


    Nhiều doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp không quen thực hiện thanh toán điện tử; chưa có phương tiện, công cụ để thực hiện thanh toán điện tử, dẫn đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn.


    Số lượng doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp có chữ ký công cộng ở Việt Nam còn chưa cao. Trong trường hợp không sử dụng chữ ký số công cộng (nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh) thì nhiều doanh nghiệp cũng chưa thành thạo các thao tác kỹ thuật khi sử dụng Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.


    Mặt dù thủ tục thành lập doanh nghiệp tuy đã được cải cách nhưng vẫn còn tương đối phức tạp. Do vậy, việc tự chuẩn bị hồ sơ và nộp qua mạng, không gặp trực tiếp và được các cán bộ đăng ký kinh doanh hướng dẫn là một khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp.
     
    #1

Share This Page