Việc sử dụng bếp than tổ ong trong đun nấu giúp nhiều gia đình tiết kiệm được một khoản chi phí sinh hoạt mỗi ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng than tổ ong, đặc biệt là trong khu vực nội thành, nơi có mật độ dân số cao gây nhiều hệ lụy cho môi trường và sức khỏe người dân. Để giải quyết thực trạng này, Hà Nội đang nỗ lực tìm ra giải pháp hạn chế, cải thiện tình trạng này. Trong đó, giải pháp được xem là hiệu quả nhất đó là thay thế việc sử dụng than tổ ong bẩn bằng sản phẩm than sạch. 55.000 bếp than tổ ong đang được sử dụng Theo bà Dương Thị Hằng, trú tại đường Yên Phụ (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) nhiều năm nay gia đình bà vẫn sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu. Mỗi ngày gia đình sử dụng 2 viên than nấu ăn và đun nước. Nhà có bếp ga nhưng vì diện tích bếp khá chật chội nên ít sử dụng mà thường dùng bếp than tổ ong để đun nấu ở sân nhà. Người dân tìm hiểu về bếp thân thiện với môi trường. Dạo một vòng qua những tuyến phố hay những con ngõ nhỏ ở Hà Nội không khó để bắt gặp những bếp than tổ ong còn đang rực trên vỉa hè. Chi hội trưởng Hội Phụ nữ tổ 3D (phường Liễu Giai, quận Ba Đình) Nguyễn Thị Tươi cho cho hay sử dụng bếp than tổ ong tiết kiệm chi phí hơn so với bếp ga, bếp điện... nên nhiều gia đình vẫn sử dụng để đun nấu. Hiện Chi hội Phụ nữ tổ 3D còn 4 gia đình hội viên đun than tổ ong, trong đó có 2 hộ đun ngoài đường. Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thành phốHà Nội hiện có trên 55.000 bếp than tổ ong đang sử dụng. Đặc biệt, tại nội thành, số bếp than tổ ong đang sử dụng còn nhiều hơn so với khu vực ngoại thành. Nhiều nhất ở các quận: Ba Đình, Đống Đa, Long Biên, trong đó, riêng quận Ba Đình có trên 8.000 bếp than tổ ong còn đang sử dụng. Tiến sĩ Lê Đức Dũng (Đại học Bách khoa Hà Nội), nhược điểm của bếp than tổ ong là quá trình nhóm bếp khá vất vả, sinh ra nhiều khói bụi. Khói bụi khi thải ra môi trường chuyển thành dạng bụi siêu mịn dễ hấp thụ vào cơ thể có thể gây ngộ độc với liều lượng lớn. Còn theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân khiến cho 45.000 người chết mỗi năm. Việc sử dụng bếp than tổ ong có thể thải khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cho chính người sử dụng bếp và người xung quanh, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí… Giải pháp nào thay thế? Theo Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến: Các hộ sử dụng bếp than tổ ong chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ăn uống. Cụ thể, hiện nay toàn quận có trên 3.000 hộ kinh doanh ăn uống tập trung chủ yếu ở các chợ, bệnh viện, trường đại học, cao đẳng… Hầu hết các hộ dân đều nhận thức được tác hại của việc sử dụng bếp than tổ ong, tuy nhiên vẫn chưa tìm được giải pháp thay thế phù hợp. Bà Dương Thị Hằng ở phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình) cho biết, nếu bỏ bếp than tổ ong thì chưa biết sẽ thay thế bằng loại bếp nào để vẫn tiết kiệm, tiện lợi mà tốt cho sức khỏe và môi trường. Vì vậy, đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại từ đó thay đổi thói quen sử dụng của người dân đối với bếp than tổ ong là cần thiết. Đồng thời, cần có giải pháp thay thế bếp than tổ ong và bếp truyền thống bằng các loại bếp tiên tiến đặc biệt là thay đổi thói quen sử dụng các loại than bẩn bằngthan sạchan toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Than oxi ra đời như một giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, lại tiết kiệm tối đa chi phí cho người sử dụng. Là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất sản xuấtthan sạch. Chúng tôi đã tạo ra những sản phẩmthan tổ ong sạch: không khói, không mùi, giảm 90% độc hại vì mục tiêu phát triển gắn liền với sự phát triển chung của cộng đồng, cho một cuộc sống bình yên, hướng đến tương lai thịnh vượng đúng với tên gọi “Than Sạch Oxi”