Đau vùng thượng vị là một trong những nguyên nhân của bệnh đau dạ dày. Có khi nào người bệnh thắc mắc các nguyên nhân đau vùng thượng vị dạ dày là gì không? Để từ đó có lời khuyên tốt nhất cho người bệnh Dưới đây là tất tần tật các nguyên nhân đau vùng thượng vị dạ dày mà người bệnh thường gặp nhất. Nguyên nhân đau vùng thượng vị dạ dày lớp thứ 1: +Da vùng thượng vị có thể là vị trí đau của bị zona, mặc dù ít khi đau ở ngay đường giữa của thượng vị, mà hơi lệch về 2 bên hạ sườn . +Viêm mô tế bào và các thương tổn da khác thường có biểu hiện rõ ràng, dễ nhận diện. +Bệnh lý mô cơ và gân cơ dễ bị bỏ sót nếu thầy thuốc không nghĩ đến chúng. + Đồng thời cũng không cần chú ý đến những bệnh lý khác như thoát vị dạ dày, thoát vị hoành, bầm dập cơ do chấn thương, apxe cơ hoành và bịnh giun tóc kí sinh ở cơ hoành. >>> Xem thêm: Giá thuốc chữa đau dạ dày Lớp thứ 2 +Bệnh lý của đau dạ dày và tá tràng là những nguyên nhân gây đau thượng vị thường gặp nhất. +Loét, đặc biệt thủng loét dạ dày gây đau nghiêm trọng. +Viêm dạ dày (do giang mai, do nhiễm độc, do viêm teo) gây những cơn đau ở cường độ nhẹ hơn. +Hẹp môn vị (do bất cứ nguyên nhân nào), dạ dày hình thác (cascade stomach), túi thừa, và carcinôm hoặc sarcôm dạ dày tá tràng là những nguyên nhân khác cần nghĩ đến. +Dạ dày tá tràng có hệ thống tuần hoàn bàng hệ tốt nên thuyên tắc động mạch là nguyên nhân hiếm gặp. +Đại tràng và ruột non nằm ngay dưới vị trí của dạ dày, do đó không nên quên các bệnh lý khác như viêm hồi tràng, viêm đại tràng (gồm viêm loét và viêm dạng hạt = granulomatous), viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm túi thừa Meckel, và carcinôm đại tràng ngang gây loét xuyên thành. +Ký sinh trùng đường ruột và thuyên tắc mạc treo là những nguyên nhân thường xuất phát từ đây. +Ngoài ra cần lưu ý đến các nguyên nhân gây tắc ruột khác. Lớp thứ 3 +Tuyến tụy nằm ở vị trí sau dạ dày. Viêm tụy cấp gây đau dữ dội ở thượng vị. +Viêm tụy mãn, carcinôm tụy, nang tụy, bệnh nhày niêm (mucoviscidosis) gây những cơn đau có cường độ thấp hơn. +Các hạch lymphô có thể bị tổn thương trong bệnh Hodgkin hoặc Lymphosarcôm. +Tình trạng viêm hạch mạc treo là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp. +Khi các hạch sau phúc mạc bị thương tổn do ung thư (vd sarcoma), cơn đau thường lan về sau lưng. Lớp thứ 4 +Hệ động, tĩnh mạch nằm ở phía sau, trong chẩn đoán phân biệt không nên quên các bệnh lý túi phình động mạch chủ, nhồi máu mạc treo, viêm quanh động mạch nút (periarteritis nodosa), và các dạng viêm mạch máu khác. +Hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm độc chì, nhiễm độc sắt và nọc độc do bị nhện black widow cắn. >>> Xem thêm: Địa chỉ chữa đau dạ dày hiệu quả nhất - Lớp thứ 5 +Sau cùng là các bệnh lý của cột sống ngực. U tủy sống, lao cột sống, thoát vị đĩa đệm,viêm khớp thoái hóa, bịnh viêm khớp dạng thấp ở cột sống đều có thể gây đau vùng giữa thượng vị. +Sẽ là một thiếu sót nếu thầy thuốc bỏ sót các bệnh hệ thống và bệnh ở những cơ quan khác trong ổ bụng có thể gây đau thượng vị. Viêm phổi, ung thư thùy dưới phổi, nhồi máu cơ tim (đặc biệt thành dưới), thấp khớp cấp, động kinh, migren là một số nguyên nhân có thể gây đau thượng vị hoặc đau bụng lan tỏa. +Viêm túi mật, viêm gan, viêm đài bể thận là một số bịnh lý khu trú có thể gây đau ở giữa thượng vị hoặc đau bụng lan tỏa. --> Đối với bệnh viêm dạ dày, đau vùng thượng vị khi đói chỉ là một trong những dấu hiệu cơ bản. Vì thế, người bệnh cần theo dõi xem cơ thể của mình có những triệu chứng nào khác như: Ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn, đầy bụng không tiêu, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…hay không? >> Xem thêm: Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không Mọi thắc mắc của bạn vui lòng liên hệ: 0985.686.999 hoặc (04) 2268 0999 để được các bác sỹ Trường An Vị giải đáp chi tiết hoặc truy cập website: truonganvi.vn để được biết thêm chi tiết.