Sản phẩm thờ cúng men sứ sắc xảo tinh tế

Thảo luận trong 'Chợ Linh Tinh' bắt đầu bởi nguyentruonggiang, 16/8/17.

  1. nguyentruonggiang

    nguyentruonggiang New Member

    Phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi là văn hóa thờ cúng là nét đẹp truyền thống thiêng liêng của bao nhiêu gia đình Việt Nam ta từ xưa đến nay. Đồ thờ cúng có nhiều loại bằng gốm, bằng sứ, bằng men xanh,… với nhiều họa tiết, hoa văn khác nhau. Và chúng đều được tạo ra bởi các nghệ nhân Bát Tràng. Đến với Bát Tràng - Hà Nội, đồ thờ cúng bằng sứ Hà Nội có những nét đẹp riêng, những hoa văn sắc sảo và tinh tế.

    TÌM HIỂU NÉT ĐẸP VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỒ THỜ CÚNG BẰNG SỨ HÀ NỘI
    [​IMG]

    Ảnh bộ đồ thờ bằng sứ cao cấp mang nét đẹp và ý nghĩa của đồ thờ cúng bằng sứ Hà Nội

    NÉT ĐẸP CỦA ĐỒ THỜ CÚNG BẰNG SỨ HÀ NỘI
    Trên thị trường hiện có rất nhiều loại gốm sứ với những họa tiết khác nhau. Không như đồ thờ bằng đồng, đồ thờ sứ bằng sứ nhìn họa tiết nổi và sáng hơn giữa màu men của gốm. Những hoa văn được những người thợ Bát Tràng mất rất nhiều thời gian để khắc cho nó thật sống động. Trên tất cả các đồ thờ cúng bằng sứ thì nổi bật hơn thảy, là những hoa văn trên đồ thờ cúng bằng sứ Hà Nội. Như hình rồng, hình hoa sen trên gốm sứ Hoàng Thành Thăng Long, hay là hình chim Phượng hoặc hình con Hạc trên đỉnh hạc. Tất cả những họa tiết này đều rất quen thuộc với người Việt chúng ta. Mỗi loại họa tiết đều có những hình thái, nét độc đáo riêng. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ thêm.

    Ý NGHĨA CỦA CÁC HỌA TIẾT ĐỒ THỜ CÚNG BẰNG SỨ HÀ NỘI
    Hình tượng Rồng:

    [​IMG]

    Ảnh Bát Hương có họa tiết hình rồng

    Theo quan niệm người phương Đông, người Việt coi Rồng là linh vật thiêng liêng, trí tuệ, là tín ngưỡng và niềm tin, sức mạnh. Ngày xưa, hình tượng rồng thường hay được thuê lên áo vua chúa, không ai được phép mặc hình Rồng ngoài vua.

    Hình hoa sen:

    Người xưa có câu: “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen được miêu tả như vậy. Theo quan niệm Phật giáo, Phật được ví như hoa sen, ở giữa thế giới trần tục mà vẫn giữ tròn đạo tính. Hễ nơi nào có cây sen mọc thì làm cho nước đục nơi đó lắng lại thành trong. Nó cũng giống như người tu hành, không những giữ tròn đạo tính mà còn cảm hóa được chúng sinh.

    Hình chim Phượng:

    [​IMG]

    Ảnh chim Phượng được chạm khắc trên lọ lục bình

    Phượng là linh vật mà con người tưởng tượng giống như con Rồng. Theo quan niệm của người Việt, chim Phượng xuất hiện là dấu hiệu đất nước an bình. Ngoài ra, nó còn biểu hiện là con chim của đất Phật. Ý nghĩa của Phượng là đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế chim phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Phượng ngậm đài sen có ý nghĩa là nó có khả năng giảng về đạo pháp.

    Hình tượng con Hạc:

    Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Ở Việt Nam thì Hạc là biểu tượng của đạo giáo.

    Nếu đang có nhu cầu chọn mua đồ thờ cúng bằng sứ Hà Nội, bạn có thể liên hệ với công ty TNHH MTV gốm sứ Vạn An Lộc. Là địa chỉ phân phối số 1 các sản phẩm đồ thờ cúng Bát Tràng tại Hà Nội hiện nay, và bạn sẽ được tư vấn thêm về các chọn lựa đồ thờ cúng với những nét hoa văn phù hợp theo sở thích hay phong thủy.

    Tham khảo thêm qua :

    CÔNG TY TNHH MTV GỐM SỨ VẠN AN LỘC

    Địa chỉ: Xóm 3, Thôn Bát Tràng, Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội

    Hotline: 0976 545 376 - 0986 123 479

    Website: vananloc.vn
     
    #1

Chia sẻ trang này