Làng Bát Tràng, nổi tiếng về đồ thờ gia tiên gốm sứ. Mỗi một đồ gốm sứ là một tác phẩm nghệ thuật. Thợ Bát Tràng đã kỳ công thiết kế, khắc họa hoa văn, họa tiết trên từng đồ vật. Đồ thờ gia tiên gốm sứ là một trong số đó. Từ bát hương, chân đèn, chóe, kỷ hãy nụm rượu,… đều được khác họa những hoa văn, họa tiết cầu kỳ, độc đáo. Từng loại men, cách chọn chúng làm nên các đồ thờ trang trọng, thiêng liêng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất đồ thờ gia tiên gốm sứ Bát Tràng. HAI QUY TRÌNH ĐẦU TIÊN TẠO RA ĐỒ THỜ GIA TIÊN GỐM SỨ Ảnh bộ đồ thờ gia tiên gốm sứ QUY TRÌNH TẠO CỐT GỐM ĐỒ THỜ GIA TIÊN GỐM SỨ Nói đến gốm sứ thì điều đầu tiên tạo nên nó là chọn loại gốm nào. Và nguồn đất sét làm gốm là quan trọng nhất trong quy trình. Làng Bát Tràng đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng. Hiện tại, nguồn đất này đã khô kiệt nên buộc những người thợ phải tìm nguồn đất khác. Loại Đất sét Trúc Thôn được tìm ra và nó có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Xử lý pha chế đất Đất sét đương nhiên trong nó không chỉ có đất mà nó còn các thành phần khác, các tạp chất cần được loại bỏ. Phương pháp xử lý đất truyền thống là được xử lý thông qua ngâm nước bên trong hệ thống bể chứa. Có 4 bể chứa có độ cao khác nhau Tạo dáng Ngày xưa, thợ Bát Tràng thường đúc bằng tay trên bàn xoay. Đây là phương pháp tạo dáng truyền thống bao đời nay. Những người phụ nữ Bát Tràng sẽ đảm nhận lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay. Kỹ thuật này đã dần mất đi và hầu như không còn ai sử dụng nó nữa. Việc đắp nặn gốm cần người có trình độ cao. Ngày nay, việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn xoay rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Phơi sấy và sửa hàng Sau khi đã có hình dạng, thì cần phải tiến hành phơi sản phẩm sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Ngày nay nhiều các gia đình Bát tràng sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. QUY TRÌNH TRANG TRÍ HOA VĂN VÀ PHỦ MEN ĐỒ THỜ GIA TIÊN GỐM SỨ Ảnh người thợ tráng men đồ thờ gia tiên gốm sứ Kỹ thuật vẽ Ở một số bài trước, tôi có nói qua người thợ dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal. Nhưng loại hình này không được coi là nghệ thuật và di sản Bát Tràng. Chế tạo men Người thợ Bát Tràng làm quen thì thường chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật. Tráng men Khi các sản phẩm đã gần như hoàn chỉnh, chúng ta có thể nung sơ thêm ở nhiệt độ thấp rồi mới đem tráng men hoặc sản phẩm đã hoàn chỉnh thì trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Cách thứ hai được sử dụng nhiều hơn. Tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ. Sửa hàng men Để có một sản phẩm hoàn hảo, người thợ cần tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm trước khi đưa vào lo nung. Xem xét chi tiết xem chỗ nào khuyết men thì phải quết thêm men vào vị trí đó. Và còn quá trình nung, để tìm hiểu thêm bạn có thể đến trực tiếp Bát Tràng để trải nghiệm thêm. Quan sát quá trình làm đồ thờ gia tiên gốm sứ là điều thật tuyệt vời. Nếu đến Bát Tràng hãy ghé qua Vạn An Lộc để xem thêm bộ đồ thờ cúng bằng sứdo chính những người thợ Bát Tràng sản xuất. Thông tin chi tiết: CÔNG TY TNHH MTV GỐM SỨ VẠN AN LỘC Địa chỉ: Xóm 3, Thôn Bát Tràng, Xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội Hotline: 0976 545 376 - 0986 123 479 We