Quả sa nhân dùng làm gì

Thảo luận trong 'Quán Ăn - Cafe - Đồ Ăn' bắt đầu bởi huongrung, 13/9/17.

  1. huongrung

    huongrung New Member

    1. Nhân giống:

    Có thể nhân giống sinh dưỡng hoặc bằng hạt.

    Nhân giống sinh dưỡng:

    Nhánh con: Trong quần thể sa nhân trồng hoặc hoang dại, chọn các nhánh non dưới một năm tuổi. Nhổ mạnh cho tách khỏi cây mẹ, chặt bỏ bớt phần thân rễ và phần ngọn của thân khí sinh, chỉ để lại khoảng 50 cm. Xếp và bó gọn khoảng 100 nhánh / bó; bao bọc xung quanh bằng lá chuối hay lá dong tươi; để nơi đất ẩm (phần gốc xuống dưới), râm mát. hạt sa nhân

    Cây giống là các nhánh con, tốt nhất nên trồng ngay; song cũng có thể vận chuyển hoặc để được 15 đến 20 ngày.

    2. Gieo hạt:

    Khi thu hái cần chọn những quả già (hạt màu nâu đen), bóc ra lấy khối hạt, đãi bỏ phần áo hạt; chỉ lấy hạt chìm. Hạt thu được gieo ngay lúc còn tươi.

    Tại vườn ươm, trước hết cần gieo hạt trên cát vàng ẩm. Hạt gieo vào tháng 7 - 8, sau 20 - 25 ngày sẽ nẩy mầm; nếu gieo vào tháng 11 - 12, sau 35 - 40 ngày mới nảy mầm. Tỷ lệ hạt nảy mầm đạt 64 - 72%. Khi cây mầm có hai lá thật, cao 10 - 15 cm nhổ ra cấy vào bầu đất. Đất trong bầu được làm nhỏ, trộn phân chuồng mục và vị thuốc sa nhân công dụng của sa nhân

    Cây con cấy trong bầu sẽ được chăm sóc ở vườn ươm (có giàn che lưới hoặc phên) từ 12 đến 14 tháng, sau mới đem trồng. Lúc này cây con đã cao 30 - 40 cm, có 4 - 5 lá thật, thậm chí có cây đã đẻ nhánh.

    Khi trồng loại cây giống gieo từ hạt sẽ có mức độ sinh tưởng và đẻ nhánh mạnh hơn cây giống là nhánh con.

    3. Kỹ thuật trồng:

    Nơi trồng: Sa nhân tím có biên độ sinh thái rộng, nên có thể trồng được ở nhiều nơi, từ vùng núi có độ cao dưới 800 m xuống đến vùng trung du và thậm chí cả ở đồng bằng. Tuy nhiên, nơi trồng thích hợp nhất vẫn là ở miền núi. Đó là các khoảng đất ven rừng ẩm; đất trên các nương rẫy cũ đã bỏ hoang, bắt đầu có cây bụi hay cây gỗ nhỏ tái sinh. Ở vùng núi thấp và trung du, có thể trồng xen trong các trang trại cây ăn quả… Tuy nhiên, điều kiện quan trọng nhất để trồng sa nhân là đất phải đủ ẩm.

    Làm đất: Chặt phát bỏ toàn bộ những cây bụi, dây leo; chỉ để lại một số cây gỗ, với tỷ lệ che bóng 30 - 40%. Cuốc bỏ gốc cây, bổ hố sâu 10 - 15 cm, cự ly 1 x 1 m / hố. Toàn bộ khâu phát rừng, làm đất cần tiến hành trước khi trồng 1 tháng.

    Thời vụ trồng: Tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 4. Đối với các tỉnh phía Nam: tháng 6 - 7.

    Cách trồng: Bón lót phân chuồng mục vào các hố, mỗi hố 0,5 -0,7 kg (15 - 17 tấn / ha). Đặt các nhánh cây sa nhân vào hố, lấp đất và phân, giẫm chặt. Chú ý không trồng quá sâu.

    Với cự ly trên, mỗi héc ta có thể trồng được khoảng 10.000 khóm sa nhân. Khi trồng xong nếu gặp hạn cần tưới nước. Đối với cây giống gieo ươm từ hạt có tỷ lệ sống cao (gần như 100% ). Cây trồng là các nhánh con, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Những cây không mọc cần trồng giặm lại. Sau 20 - 25 ngày từ gốc sẽ mọc chồi mới.

    4. Chăm sóc:

    Sa nhân tím là loại cây sinh trưởng phát triển nhanh, cây trồng sau 6 tháng đã có thể mọc lên 1 - 3 chồi gốc / khóm và sau 8 - 12 tháng số nhánh có thể tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 3, gồm 6 - 9 nhánh. Chiều cao trung bình 30 - 65 cm, với 3 - 6 lá.

    Việc chăm sóc sa nhân chủ yếu là thường xuyên phát bỏ các cây cỏ tái sinh, nhất là phải nhổ hết các cây xâm lấn xung quanh gốc sa nhân.

    Để tạo cho cây sinh trưởng phát triển tốt, từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm cần bón thúc một lần bằng phân vi sinh hay NPK (2 - 3 tấn / ha), vào đầu mùa xuân. Sau khi đã làm sạch cỏ sa nhân có hệ thân rễ mọc nổi trên mặt đất, vì thế trong quá trình chăm sóc không cần vun gốc. Cây trồng sau 2 năm bắt đầu có hoa quả (tỷ lệ 25 - 28% / tổng số khóm) từ năm thứ 3 trở đi tăng dần.

    Từ năm thứ 5 trở đi, ước tính năng suất sa nhân trồng có thể đạt 0,2 – 0,3 tấn / ha / năm.

    5. Khai thác, chế biến và bảo quản:

    Như trên đã đề cập, sa nhân tím có thể thu hái 2 lần / năm. Lần thứ nhất vào tháng 6 – 7 (vụ chính), lần thứ hai: tháng 10 - 11 (vụ phụ).

    Thu hái sa nhân khi quả bắt đầu già. Lúc đó trên cụm quả không còn hoa, vỏ quả ngả sang màu đất, gai ở vỏ quả không còn sắc nhọn, bóp mạnh thấy cứng, khi bóc ra thấy khối hạt đầy đặn, hạt màu nâu nhạt.

    Dùng dao cắt cả chùm quả, sau đó đem về phơi hay sấy ở nhiệt độ 50 - 60oC cho đến khô. Tách lấy quả (bỏ cuống chung), đóng bao. Qủa sa nhân già có tỷ lệ khô / tươi vào khoảng 65 - 70%.

    Ở Trung Quốc, khi quả sa nhân khô vẫn còn vỏ được gọi là ’’Xác sa”; phần hạt đã bóc vỏ mới gọi là “sa nhân”. Trên thị trường, sa nhân thường được chia ra 3 - 4 loại sau:

    Loại 1 - Sa nhân hạt cau: Thu hái từ quả già, cả khối hạt cũng như từng hạt đã bị biến dạng (nhăn nheo), màu nâu, nhấm thấy cay nhiều và rất thơm. Loại này có giá cao nhất.

    Loại 2 - Sa nhân đường: Thu hái lúc quả còn non, cả khối hạt cũng như từng hạt đã bị biến dạng (nhăn nheo), màu nâu nhạt hay xám, khi hơi bị ẩm chuyển thành màu nâu đậm, sờ dính tay, nhấm thấy cay và ít thơm. Cũng thuộc loại quả non, có khi người ta còn chia nhóm này thành sa nhân non và sa nhân đường riêng biệt.

    Loại 3 - Sa nhân vụn: Chủ yếu cũng từ loại quả non, nhưng các khối hạt bị vỡ thành các phần không bằng nhau, cùng với các hạt rời. Loại này có giá trị thương phẩm thấp nhất.

    Vỏ quả khô cũng được dùng làm thuốc

    Để đóng gói và bảo quản sa nhân, người ta cũng chia thành 2 loại: sa nhân quả khô được đựng trong bao tải loại tốt; các loại sa nhân hạt thường để trong túi giấy (loại túi xi măng) bên ngoài bao thêm một túi nilon dầy hay bao tải. Để nơi khô ráo, thường xuyên kiểm tra vì rất dể bị mốc.
     
    #1
  2. hathuy1006214

    hathuy1006214 New Member

    Quả sa nhân này thường có ở đâu vậy ạ
     
    #2
  3. huongrung

    huongrung New Member

    Quả sa nhân này mọc ở miền trung việt nam nhiều mà
     
    #3
  4. DienmayABC

    DienmayABC Member

    Cho hỏi chút nhé mọi người: quả là sa nhân là quả gì vậy? Giờ mình mới biết đến tên của nó:((
     
    #4

Chia sẻ trang này