Ly hôn hiện nay đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những cặp vợ chồng trẻ, do lấy nhau quá vội chưa hiểu rõ về nhau đến khi về chung sống với nhau sẽ xảy ra những mâu thuẫn không thể hàn gắn. Trong đó ly hôn thuận tình được xem là phương án gây ít tổn thương nhất cho cả 2. Bài viết dưới đây của Luattienphong sẽ tư vấn giúp các bạn về mẫu đơn thuận tình ly hôn, giúp các bạn có cái nhìn tổng quát nhất 1. Điều kiện tiến hành + Hai bên thật sự có nhu cầu ly hôn + Tự thoả thuận về tài sản và chăm sóc con trong từng trường hợp để bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. + Hai bên đã thoả thuận xong với nhau về việc phân chia hoặc không phân chia tài sản cũng như việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con chung + Đối với những trường hợp các bên tranh chấp về các vấn đề như tài sản, nuôi con, tình cảm.. Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp theo những thủ tục chung về ly hôn đơn phương. 2. Hồ sơ xin thuận tình ly hôn gồm: + Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu Tòa án) + Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của cả 2 (bản sao công chứng) + Giấy khai sinh của con (bản sao công chứng) + Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính) + Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung như: Đăng ký xe; Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm… 3. Thủ tục thuận tình ly hôn + Nộp hồ sơ về việc xin ly hôn thuận tình tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ/chồng đang cư trú hoặc làm việc + Tòa án kiểm tra đơn và đưa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện cùng với hồ sơ hợp lệ + Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án sau đó nộp lại biên lai cho Tòa án + Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong 7 ngày kể từ ngày hòa giải không thành nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin hay có nhu cầu nhờ luật sư tư vấn hôn nhân gia đình hãy liên hệ với Luattienphong để được giải đáp thắc mắc