Một trong những thiết bị Y tế được các bệnh viện, phòng khám ưa chuộng sử dụng đó là máy theo dõi bệnh nhân. Vậy bạn biết gì về thiết bị này, cùng Bảo Minh tìm hiểu một số thông tin qua bài viết dưới đây 1. Sự khác biệt màu trên các dòng điện cực đo tim Hiện nay, có 2 loại mã màu khác nhau trên các điện cực đo điện tim, dựa trên quy định từ International Electrotechnical Commossion (IEC) cùng một loại từ American Heart Association (AHA). Những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám bệnh nhân, chỉ cần nhìn vào dòng điện cực R(RA) là đã biết được dây đo điện tim thuộc mã màu nào 2. Các ghi chú cần thiết về việc đo SpO2 Khi đo các thông số SpO2, có thể sẽ gặp các rắc rối khi giá trị đo không ổn định. Để khắc phục tình trạng trên, sau đây là một số bước cơ bản - Kiểm tra kết nối sensor với monitor: Sensor cần được cắm chắc vào thiết bị, thông thường đầu sensor có khóa để giữ dây nhưng có vài loại monitor, sensor chỉ có giắc cắm vào máy cũng như không có khóa giữ, có thể rời khỏi máy khi bệnh nhân di chuyển. - Kiểm tra vị trí đặt sensor: Hãy kiểm tra bề mặt da ngón tay, chỗ đặt sensor yêu cầu phải sạch và khô, móng tay bệnh nhân cần phải đảm bảo sạch sẽ, không sử dụng móng tay giả… - Kiểm tra dòng máu chảy đến ngón tay - Kiểm tra bóng hơi đo huyết áp trên cùng trên cánh tay đang đặt sensor oximeter? Theo nguyên lý đo huyết áp bóng sẽ được bơm và xả theo đúng chu kỳ đo, việc làm này sẽ ngăn chặn sự lưu thông máu đến các ngón tay. Nếu sensor oximeter đặt trên các ngón tay này thì sai số sẽ xảy ra bởi sensor không bắt được nhịp mạch máu và khi đó monitor sẽ báo động liên tục. Một số thông tin trên đây hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị Y tế như Bàn khám sản phụ khoa hãy liên hệ với Bảo Minh qua hotline 0243 556 8258 để được hỗ trợ tốt nhất