Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là việc xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người được hưởng theo di chúc hoặc những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của Pháp luật khi người để lại di chúc mất đi. Vậy khi nào thì được khai nhận di sản thừa kế và thủ tục khai nhận như thế nào. Cùng Luật Tiền Phong tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Khai nhận di sản thừa kế khi nào? Theo quy định tại Điều 58 khoản 1 Luật Công chứng 2014 thì việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản được áp dụng theo trường hợp cụ thể như sau: Người duy nhất được hưởng di sản hoặc người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng lại thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản để được khai nhận di sản 2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm các bước sau đây - Người nhận thừa kế sẽ nộp hồ sơ khai nhận di sản tại tổ chức hành nghề công chứng - Khi đó, công chứng viên sẽ kiểm tra tính xác thực của hồ sơ. Nếu thấy xuất hiện vấn đề hoặc có căn cứ cho thấy quá trình để lại di sản và hưởng di sản là không đúng Pháp luật sẽ có quyền từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên sẽ tiến hành xác minh, giám định lại - Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ cũng như tính hợp pháp của việc khai nhận di sản thừa kế, công chứng viên sẽ tiến hành việc niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi có di sản thừa kế trong vòng 15 ngày; - Sau thời gian niêm yết nếu thấy không có khiếu nại, tố cáo thì công chứng viên sẽ có chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế. Mọi thông tin chi tiết hoặc nếu bạn có thắc mắc về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất hãy liên hệ với Luật Tiền Phong qua hotline 1900 6289 để được hỗ trợ nhanh nhất