Khí hậu thay đổi thất thường kèm theo việc ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh là những điều kiện thuận lợi cho bệnh đường tiêu hóa phát triển. Những căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp Bệnh lý dạ dày: Số người mắc bệnh dạ dày chiếm từ 5 đến 10% toàn dân số thế giới, ở nước ta con số này là 7%. Các biến chứng có thể gặp là loét, chảy máu hoặc thủng dạ dày, hẹp môn vị, sa dạ dày, thậm chí ung thư. Ngoài ra, bệnh rất dễ tái phát gây mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng sống của người bệnh. Hội chứng ruột kích thích (IBS): Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng 15-20%, phổ biến ở những người trong độ tuổi khoảng 40-60. Triệu chứng chính là đau bụng (đau vùng dưới rốn, đi ngoài xong hết đau), táo bón, tiêu chảy... Bệnh gây nhiều phiền muộn lo lắng và bất tiện cho người bệnh, nhất là mỗi lúc đi xa. Viêm đại tràng: Bệnh Viêm đại tràng cấp có thể do vi khuẩn hoặc có thể do virus hoặc do ký sinh trùng, đặc biệt là lỵ amíp (bệnh kiết lỵ). Viêm đại tràng mạn tính rất khó chữa trị gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Biến chứng thường gặp nhất là mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, liên tục bị rối loạn tiêu hóa (phân lúc lỏng lúc rắn, thậm chí táo bón, đi ngoài có nhày, máu…) dẫn đến cơ thể bị suy kiệt. Ung thư ống tiêu hóa: Đó là các bệnh lý ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản. Theo số liệu tại Hội nghị khoa học về bệnh tiêu hóa toàn quốc lần thứ XIX cho thấy, trung bình mỗi năm Việt Nam có từ 11.000 đến 12.000 người mắc mới ung thư dạ dày và 8.000 người tử vong. Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em và người cao tuổi với nhiều biểu hiện như chán ăn, không muốn ăn, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, phân nát, phân lỏng, thậm chí táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài ra máu… Xem thêm: triệu chứng của thoát vị đĩa đệm