Giữa các doanh nghiệp đã và đang xảy ra cạnh tranh khốc liệt. Nổi cộm lên là tình trạng làm giả, làm nhái, lợi dụng các nhãn hiệu lớn, được nhiều người ưa chuộng để thu lợi nhuận. Vì vậy hôm nay Luật Hùng Sơn chúng tôi sẽ cùng quý vị đi tìm hiểu về thực trạng xâm phạm nhãn hiệu đồng thời tìm ra giải pháp để đối phó, giải quyết cho các doanh nghiệp hiện nay. Thực tế hiện nay đã và đang xảy ra rất nhiều vụ tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu thực phẩm và một trong những ví dụ điển hình nhất mà nhiều người biết đến là vụ mì tôm Hảo Hảo bị xâm phạm nhãn hiệu. Nhãn hiệu “Hảo Hảo” được Acecook đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2005 và trở thành thương hiệu mì được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, ưa chuộng. Đến đầu năm 2015, Acecook phát hiện trên thị trường trôi nổi mì ăn liền “Hảo hạng, mì tôm chua cay” thuộc nhà sản xuất Asia Food. Acecook đã kiện ra tòa, buộc Asia Food chấm dứt hành vi xâm pham này và theo đó Asia Food đã phải đăng báo xin lỗi công khai đối với Acecook liên tiếp trong ba kỳ đồng thời bồi thường 700 triệu đồng thiệt hại. Có thể bạn quan tâm: Luật Hùng Sơn Vui lòng liên hệ để đặt dịch vụ hoặc tư vấn luật sư chuyên sâu của Luật Hùng Sơn & Cộng sự Tư vấn pháp luật qua Tổng đài: 1900.6518 Liên hệ đặt dịch vụ: 024 73006518 - Hotline: 0964 02 3333 Tư vấn pháp luật qua email: info@luathungson.com Tư vấn pháp luật tại văn phòng: Phòng 415, CT4, KĐT Mỹ Đình Sông Đà, đường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội Xem thêm: hợp đồng thuê phòng trọ