Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là họ chắc chắn sẽ mắc bệnh trong tương lai. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rõ các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của Ung thư dạ dày (http://phongkhamnoisoihcm.blogspot.com/2018/06/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-cua.html), qua đó xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý nhằm hạn chế tối đa các rủi ro. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày bao gồm: – Nhiễm H. pylori. Gần 2/3 dân số thế giới nhiễm H. pylori. Hiện nay, nhiễm H. pylori được xem là nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày, chiếm ít nhất 80% tổng số các trường hợp. Nó cũng có thể là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Nhiễm H. pylori khiến bạn dễ bị ung thư dạ dày gấp từ 2-6 lần so với người không bị nhiễm. Ngay cả như vậy thì phần lớn người bị H. pylori không bị ung thư dạ dày, và các nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố di truyền cũng khiến một số người mẫn cảm hơn với căn bệnh này. – Giới tính. Ung thư dạ dày gặp ở nam giới nhiều gấp 2 lần ở nữ giới. – Độ tuổi. Phần lớn người bị ung thư dạ dày trong độ tuổi 50-70. Bệnh hiếm khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi. – Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều thực phẩm được bảo quản bằng khói, muối hoặc dầm làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ăn lượng lớn thịt đỏ – đặc biệt nếu nó được quay cả con – cũng làm tăng nguy cơ. Mặt khác, ăn nhiều hoa quả và rau, đặc biệt là những loại màu đỏ hoặc vàng đậm, như cà chua, cà rốt và khoai tây ngọt, giúp chống lại ung thư dạ dày. – Hút thuốc và uống rượu. Cả hai điều này đều kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây ung thư phần trên dạ dày sát với thực quản. – Trình độ kinh tế xã hội thấp. Trẻ nhỏ và người lớn có thu nhập thấp dễ bị ung thư dạ dày hơn so với những người có thu nhập cao hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể là do sự lây lan của H. pylori trong điều kiện sống chật chội. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ không nhiễm H. pylori. Nếu như kết quả xét nghiệm sàng lọc có gì bất thường, bạn sẽ được làm thêm các xét nghiệm khác nhằm xác định xem thực sự có mắc ung thư hay không, đây được gọi là xét nghiệm chuẩn đoán. Nguồn:http://forum.caychumngay.org/members/pacifichealthcare.1477/