Sâm Ngọc Linh chỉ mọc ở dãy núi Ngọc Linh thuộc địa phận hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Từ khi được phát hiện đến nay, đã có rất nhiều người tới núi Ngọc Linh để truy tìm loại sâm này với các mục đích khác nhau dẫn tới loại nhân sâm quý hiếm này ngày càng bị cạn kiệt. Bởi vậy, giá thành Sâm Ngọc Linh rất cao đồng thời để tìm được Sâm Ngọc Linh tự nhiên rất hiếm. Để giữ nguồn gen quý và phát triển loại cây trồng đặc biệt quý hiếm này, hiện nay, nước ta đang có những dự án để trồng và phát triển giống sâm quý này. Sâm Ngọc Linh được lang y người dân tộc Xe Đăng sử dụng như 1 loại thuốc quý của dân tộc mình trong việc cầm máu, làm lành vết thương, làm thuốc bổ, chữa sốt xuất huyết, đau bụng,... đó là theo kinh nghiệm dân gian còn dựa theo các nghiên cứu khoa học, sâm Ngọc Linh mang tới tác dụng chống trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng tránh ung thư, bảo vệ tế bào gan,tăngthị lực, khả năng đề kháng, điều hòa huyết áp ở người bị huyết áp thấp,... Điểm hạn chế trong việc phát triển Sâm Ngọc Linh là diện tích gieo trồng sâm còn hạn chế, kỹ thuật gieo hạt gặp nhiều khó khăn vì tỷ lệ thành công chỉ đạt khoảng 60%. Bởi vậy, tác động tới việc để giống Sâm Ngọc Linh có mặt trên thị trường. Hiện nay cây giống Sâm Ngọc Linh được bán với giá 30.000 - 40.000 đồng/cây, tuy nhiên vẫn không thể cung cấp đủ nhu cầu của người trồng vì số cây giống này phần lớn là được người bán khai thác từ rừng già. Nếu trồng được 1 ha Sâm Ngọc Linh có khả năng thu lợi trên ba tỉ đồng sau bảy năm chăm sóc (theo tính toán của một số chuyên gia). >>Xem thêm: http://vuonsamngoclinh.net/sam-ngoc-linh/ Việc trồng và duy trì sâm Ngọc Linh đang gặp khá nhiều khó khăn do khó khăn về nguồn giống đồng thời là khó khăn về kỹ thuật trồng và chăm sócsâm ngọc linh. Bởi vì là do hiện tại vẫn chưa có 1 công trình nghiên cứu khoa học nào về phương pháp trồng và chăm sóc Sâm Ngọc Linh cho người dân tham khỏa. Nếu sâm ngọc linh được trồng thành công ở nhiều nơi có điều kiện khí hậu giống với vùng núi Ngọc Linh thì sẽ là cơ hội làm kinh tế cho rất nhiều người dân. Thời điểm này, tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum đã có trên 2 ha sâm ngọc linh được trồng với trên 30.000 cây giống và còn được di thực trồng ở một số địa phương nằm trong dãy Ngoc Linh thuộc tỉnh Quảng Nam với diện tích hơn 20 ha và đã có nhiều người dân trở thành đại gia chân đất nhờ trồng sâm ngọc linh.