Sau rất nhiều năm Montessori phát triển công việc của bà với trẻ em, có năm điều sau đây là quan trọng nhất vì chúng cùng ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh của một chương trình Montessori. - Trí tuệ thẩm thấu - Thời kì nhạy cảm - Môi trường được chuẩn bị - Kiểm soát lỗi - Các kĩ năng thực tế cuộc sống Trí tuệ thẩm thấu Montessori tin rằng từ khi chào đời cho tới năm 6 tuổi là khoảng thời gian của trí tuệ thẩm thấu, khi trí tuệ của một đứa trẻ giống như một miếng bọt biển thấm hút thông tin. Có lẽ không có giai đoạn nào khác trong cuộc đời mà niềm vui học hỏi lại hiển nhiên như thế. Trong quan điểm của Montessori, các em bé được trao cơ hội để lớn lên và phát triển qua kinh nghiệm, rèn luyện và thực hành trong thời gian này có thể học kĩ lưỡng, nhanh chóng và hiệu quả hơn ở bất cứ giai đoạn nào khác trong đời. Một khi trẻ học được một hoạt động nào đó, trẻ thường áp dụng điều học được cho một hoạt động khác, và các hoạt động khác nữa. Maria Montessori phát triển lý thuyết của bà về trí tuệ thẩm thấu trong suốt nhiều năm quan sát và làm việc với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, từ lần đầu tiên trẻ bước vào trường mầm non Montessori, những giáo viên Montessori liên tục cho trẻ các cơ hội chính thức hoặc gián tiếp để học cách tập trung. Một cách không chính thức, nhà giáo Montessori nhận ra trẻ dường như hấp thụ một phần hoặc toàn bộ của mỗi hành động họ làm trong ngày. Do đó, giáo viên Montessori hành động một cách sáng suốt nhất có thể để làm mẫu cho các hành động và hành vi họ mong muốn – thực sự cho thấy “Làm như cô làm”. Một cách chính thức, giáo viên Montessori quan sát trẻ chặt chẽ và có các giáo cụ đặc biệt và các hoạt động sẵn sàng để trình bày với trẻ khi trẻ thấy hứng thú. Các thời kỳ nhạy cảm không kì vọng trẻ có thể làm được tất cả các phần của một hoạt động hay phát triển mọi kĩ năng liên quan tới chỉ trong một bài trình bày. Trẻ có thể cần lặp lại nhiều lần một bài trình bày để tiếp thu mọi kĩ năng liên quan tới nó. Tuy nhiên, vì trẻ đã hứng thú với hoạt động và được tự do chọn nó, với mỗi lần trình bày lại, trẻ sẽ phát triển nhiều kĩ năng hơn. Hướng dẫn đi kèm với bài này trình bày về các hoạt động được thiết kế để giúp đỡ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ 2-3 tuổi phát triển các kĩ năng trên sáu lĩnh vực quan trọng với phương pháp Montessori. Hướng dẫn “A” trình bày tổng quan ngắn gọn về các vấn đề cụ thể với trẻ 0-3 tuổi, như các hoạt động nhận thức, vận động và cảm quan, và các bài mở rộng. Hướng dẫn “B” trình bày về các hoạt động ngôn ngữ, xã hội và thực hành cuộc sống, và các bài mở rộng. Cùng với việc trình bày các hoạt động cụ thể như được mô tả trong hướng dẫn đi kèm, giáo viên Montessori sử dụng tất cả các cơ hội có thể như cơ hội để học, như đóng bỉm cho trẻ sơ sinh hay đi bộ với một trẻ nhỏ hoặc ca hát với một nhóm bé 2-3 tuổi. Để việc học có thể là một kinh nghiệm tổng hợp cho trẻ, giáo viên Montessori cũng vô cùng khuyến khích phụ huynh của các bé 0-3 tuổi phối hợp áp dụng ý tưởng và kĩ thuật Montessori vào cuộc sống gia đình. Một số chương trình Montessori đưa ra các hội thảo thường xuyên cho phụ huynh ở các chủ đề đặc biệt, trong khi số còn lại tổ chức các buổi hỏi-và-trả lời hoặc thảo luận hàng tháng, để phụ huynh và giáo viên Montessori có thể thảo luận các vấn đề và trao đổi ý tưởng. Môi trường được chuẩn bị Montessori quan sát thấy trẻ phát triển sự tự tin và học tốt nhất trong một môi trường yên ả, đẹp đẽ và được sắp xếp, nơi mọi thứ được lựa chọn vì nó có thể giúp thu hút sự hứng thú của một em bé và giúp bé phát triển. Cũng như những giáo viên Montessori ở các chương trình chăm sóc trẻ em khác, giáo viên Montessori cần phải tuân theo các yêu cầu cấp phép của chính phủ về chăm sóc và an toàn trẻ em. Thêm vào đó, giáo viên Montessori kết hợp cùng chương trình Montessori hướng tới hoàn thiện môi trường của trẻ. Mọi thứ trong môi trường được thiết kế phù hợp với điều nhà giáo Montessori tin rằng trẻ cần: sự điềm tĩnh, vẻ đẹp, tính an toàn, trật tự và các giáo cụ và hoạt động được thiết kế cho việc học. Môi trường Montessori không được thiết kế để kích thích trẻ nhiều nhất có thể với màu sắc, âm thanh và sự chuyển động, mà được thiết kế để cho trẻ không gian và thời gian mà trẻ có thể tập trung và học. Các bức tường được sơn màu trung tính và rất ít vật được treo lên vào một thời điểm. Ví dụ như: một giá sách thấp chỉ có một hoặc hai quyển sách. Sự chuẩn bị kĩ càng này áp dụng không chỉ với môi trường vật lý, mà còn với con người và kinh nghiệm và trẻ sẽ gặp trong chương trình. Giáo viên Montessori cố gắng làm mẫu hành vi họ muốn trẻ làm theo, ví dụ như tôn trọng người khác, nói điềm đạm, giọng nói nhỏ nhẹ và xếp các giáo cụ lại vị trí của chúng. Kiểm soát lỗi Montessori thấy rằng nếu được trao cơ hội, trẻ sẽ học rất nhanh và tự sửa hơn là phụ thuộc vào việc người lớn sửa cho chúng. Theo phương pháp tiếp cận của bà, phạm lỗi là một phần bình thường và rất quan trọng với việc học của trẻ, và việc phát triển sự tự sửa sai, hay kiểm soát lỗi, giúp cho trẻ phát triển sự tự tin trong sự quyết định và năng lực của chúng. Sự tự sửa sai cũng cho trẻ cơ hội thực hành và phát triển kĩ năng vận động tinh và thô. Các kĩ năng vận động bao gồm nhiều hơn khả năng chuyển động cơ thể - nhưng chúng cũng bao gồm khả năng kiểm soát sự chuyển động. Trẻ phát triển khả năng kiểm soát này khi chúng có nhiều cơ hội lặp lại và thực hành. Chương trình Montessori được thiết kế để cho trẻ nhiều nhất các cơ hội có thể để học kiểm soát lỗi. Thay vì sự kiểm soát của giáo viên Montessori thông qua sự chỉ dẫn hay thưởng và phạt, việc kiểm soát lỗi được xây dựng theo sự thiết kế và các giáo cụ của môi trường Montessori. Trái với các trung tâm chăm sóc trẻ, nơi mà nội thất được gắn chặt với sàn hay các học cụ không thể bị vỡ, nội thất với kích thước của trẻ trong trường mầm non Montessori vừa đủ nhẹ để trẻ có thể dịch chuyển nó mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Nó cũng đủ nhẹ để có thể bị đổ nếu trẻ không để ý kiểm soát chuyển động của bạn ấy. Thêm vào đó, môi trường bao gồm các đồ mà trẻ cần học cách xử lý cẩn thận để tránh sự hỏng hay vỡ. Các kĩ năng sống Montessori tin rằng việc học các kĩ năng sống là một trong những cách tốt nhất cho trẻ nhỏ để thực hành và phát triển các kĩ năng vận động tinh và thô, phát triển sự tự tin vào khả năng của mình, phát triển sự độc lập, và học cách hoà hợp với người khác. Các kĩ năng sống bao gồm các công việc như dọn dẹp và chăm sóc môi trường, và chuẩn bị đồ ăn. Cho trẻ cơ hội học và thực hành các kĩ năng sống và cho trẻ tham gia chăm sóc và bảo trì môi trường là điểm khiến lớp học Montessori khác biệt với hầu hết các chương trình khác. Hầu hết các trung tâm chăm sóc trẻ em cung cấp dụng cụ cho sự phát triển của các kĩ năng thô, nhưng rất ít cho sự phát triển của các kĩ năng tinh, mà trong số đó có nhiều kĩ năng hình thành nên nền tảng của các kĩ năng viết và nhận thức sau này. Ví dụ như, một trong số các kĩ năng quan trọng mà phát triển qua các việc thực hiện các hoạt động vận động tinh sử dụng đồ chơi Montessori là nắm gọng kìm, sự vận động của ngón cái và các ngón trỏ rất quan trọng cho việc nắm và điều khiển các vật nhỏ, và cho việc đếm và phân loại. Sử dụng nắm gọng kìm bao gồm không chỉ các kĩ năng vận động tinh, mà còn có khả năng tập trung về mặt trực quan và tinh thần. Bằng cách lôi cuốn trẻ vào các hoạt động thực hành cuộc sống, chương trình Montessori trao cơ hội phát triển và thực hành nắm gọng kìm cũng như các kĩ năng quan trọng khác. Mặc dù chương trình Montessori đã đưa ra một số trò chơi và đồ chơi gỗ được lựa chọn cẩn thận, trẻ em vẫn thường xuyên được tham gia các hoạt động như: đánh bóng gương, quét nhà, lau bàn, rót nước, phân loại đồ dùng nhà bếp và trình bày bàn ăn. Trong quá trình này, trẻ tham gia vào việc thiết lập trật tự và vẻ đẹp của môi trường, phát triển và thực hành vận động và các kĩ năng khác, và có cơ hội trải nghiệm bản thân như một con người đủ tài năng và độc lập. Liên hệ Oreka Montessori để được tư vấn thêm: – Hà Nội: 04 62965023; – TP HCM: 08 629 62838