Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu những thông tin khá chi tiết về . Và bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những thông tin không phải ai cũng biết về bà và chặng đường hình thành phương pháp Montessori TRƯỜNG CASA DEI BAMBINI Montessori khi đó say sưa với niềm đam mê mới của cuộc đời mình, mong muốn được triển khai phương pháp của bà trên những trẻ em bình thường, và tìm kiếm một cơ hội được làm việc với trẻ em bình thường. Thật không may, Bộ Giáo Dục Ý không ủng hộ những ý tưởng của bà Montessori, và bà bị từ chối tiếp cận những trẻ em trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên, cơ hội lại đến với bà vào năm 1907, khi bà được mời làm vị trí giám đốc y tế cho một nhà trẻ giành cho những đứa trẻ thuộc tầng lớp lao động, chúng còn quá nhỏ để tham gia học trường công. Nhà trẻ đầu tiên này tên là Casa dei Bambini, được khánh thành vào năm 1907 và được đặt tại khu ổ chuột tồi tệ nhất của châu Âu. Những điều kiện mà bà Montessori đối mặt rất khủng khiếp. Ở đây chỉ có 1 giáo viên không được đào tạo và đây là lớp học đầu tiên cô ấy dạy với sĩ số 50 em bé trong lứa tuổi từ 2 – 5 tuổi. Đây là một trường học cả ngày và những đứa trẻ được giữ tại trường từ sáng đến tối trong lúc bố mẹ chúng đang đi làm. Gần như tất cả những đứa trẻ được đưa đến nhà trẻ ngày đầu tiên đều gào khóc và không muốn. Hầu hết bọn chúng đều rất hung hăng, thiếu kiên nhẫn và cáu gắt. Ở giai đoạn này, bà Montessori không biết liệu những trải nghiệm của bà có phát huy tác dụng trong những điều kiện như thế này không. Tuy nhiên, bà không quan tâm đến những thứ vặt vãnh đó, và bắt đầu dạy những đứa trẻ lớn hơn làm thế nào để thực hiện những nhiệm vụ thường ngày. Bà cũng giới thiệu những giáo cụ thực tiễn về phân biệt cảm nhận, những trò chơi ghép hình, các bài tập phối hợp giữa mắt và tay; những thứ mà bà đã sử dụng để dạy các trẻ em thiểu năng trí tuệ. Montessori chắc hẳn đã có đôi chút hy vọng thành công, nhưng kết quả đã khiến bà thực sự ngạc nhiên. Những giáo cụ dường như có hiệu quả kỳ diệu. Không giống như những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ bị bắt phải sử dụng học cụ, những đứa trẻ bình thường bất giác bị hấp dẫn bởi các hoạt động mà bà giới thiệu. Những kẻ đi lang thang trên phố một cách vô thức bắt đầu ổn định lại. Chúng bắt đầu dành thời gian ngày càng lâu hơn cho các hoạt động. Chúng bị mê hoặc bởi những trò chơi ghép hình và các dụng cụ huấn luyện cảm nhận. Bà Montessori đã giới thiệu các bài học thực tế trong cuộc sống hàng ngày như dọn dẹp, mặc quần áo, làm vườn v.v.. và bà thật sự ngạc nhiên khi các em bé 3-4 tuổi thể hiện sự ham thích tột độ với việc học kĩ năng sống thường ngày. Bà để ý rằng những hoạt động đó khiến chúng độc lập hơn và thêm phần tự trọng. Sự hứng khởi của chúng được phát triển ngày qua ngày và chúng tiến bộ nhanh đến nỗi ngày nào chúng cũng thúc giục Maria chỉ cho chúng nhiều hơn. Các trẻ lớn bắt đầu chăm sóc trường học. Chúng cũng hỗ trợ các giáo viên trong việc chuẩn bị và phục vụ bữa ăn và duy trì môi trường trong lành. Các vấn đề về kỉ luật biến mất nhanh chóng. Lũ trẻ chạy nhảy vô kỉ luật ngoài phố đã trở thành hình mẫu cho sự duyên dáng và nhã nhặn chỉ trong một thời gian ngắn. Khi Montessori bị chỉ trích vì phương pháp của bà quá khuôn phép và đòi hỏi bọn trẻ quá cao, bà chỉ cười và nói: “Tôi theo bọn trẻ, học về chúng, học hỏi chúng hơn nữa, và chúng chỉ cho tôi cách ạy chúng thế nào.” Nói về vai trò của người giáo viên, bà đưa ra luận điểm rằng nghề giáo dục là phục vụ trẻ, xác định nhu cầu của học sinh và tạo ra sự tiến bộ lớn nhất. Bà tin rằng trẻ nhỏ làm theo sự thôi thúc nội tại khi lựa chọn hoạt động và công việc. Những thôi thúc này giống nhau ở tất cả trẻ nhỏ trên thế giới và là sản phẩm của hàng triệu năm tiến hoá. Bản năng tự nhiên khuyến khích trẻ lựa chọn hoạt động mà phù hợp với sự phát triển của trẻ tại giai đoạn đó. Đối với bà, một em bé thất bại ở trường học không nên bị trách mắng, vì điều này chả khác gì việc một bác sĩ trách móc bệnh nhân của mình không hồi phục đủ nhanh. Giống như công việc của một nhà vật lý học là giúp mọi người tìm cách tự chữa bệnh cho mình, công việc của một nhà giáo dục là tạo điều kiện cho quá trình học một cách tự nhiên. Các em bé Montessori cho thấy sự tiến bộ phi thường trong học tập và mỗi thành tựu đều đột phá. Các em bé đều quá nhỏ để được gửi đến trường công, nhưng chúng đều nài nỉ để được học đọc và viết. Chúng học rất nhanh bằng tất cả hứng khởi và bằng việc sử dụng các giáo cụ cuốn hút đặc biệt. Montessori liên tục để ý đến thiên hướng của trẻ và phát triển các học cụ theo đó. Một khía cạnh khác thu hút trẻ là các con số. Để đáp lại sự hứng thú này, bác sĩ toán học đã phát triển ra một loạt các giáo cụ toán học cụ thể. Các giáo cụ này rất bao quát và còn cụ thể với tự nhiên đến nỗi chúng hấp dẫn rất nhiều nhà toán học và nhà giáo dục học tới tận ngày nay. Chúng không buộc các em bé ba, bốn hay năm tuổi bắt đầu ngay với cộng và trừ các số có bốn chữ số. Chúng đi sâu vào quá trình nhân chia, đếm nhảy bước, và dần dần nâng cao các khái niệm trừu tượng. Montessori đã khám phá ra tiềm năng vô hạn của trẻ trong việc học. Chúng bắt đầu tỏ ra thích thú với các khía cạnh khác nữa. Điều này buộc cho người bác sĩ đã quá nhiều việc phải tiêu tốn hằng đêm thiết kế giáo cụ mới để theo kịp với trẻ trong hình học, địa lý, lịch sử và khoa học tự nhiên. Montessori khám phá ra rằng các em bé của bà thích việc vận dụng kiến thức hơn là đồ chơi. Bà phát hiện ra điều này ngay sau khi ngôi trường đầu tiên của bà được mở, khi một nhóm các phụ nữ tốt bụng tặng cho bọn trẻ một bộ sưu tập các đồ chơi đáng yêu và đắt tiền. Các em bé rất thích thú với những món quà này trong một số ngày, nhưng nhanh chóng quay lại với giáo cụ. Bà cũng phát hiện ra rằng nhìn chung trẻ em thích làm việc hơn chơi, ít nhất trong thời gian ở trường. “Các em bé đọc và làm các bài toán nâng cao trong các ngôi trường Montessori không phải vì chúng tôi ép buộc chúng, mà vì đó là điều chúng làm khi được ở trong sự thiết kế môi trường và cơ hội đúng. Việc tước đi quyền học tập của trẻ vì người lớn chúng ta nghĩ rằng chúng không nên, là điều không hợp lý, và điều này là cách điển hình mà các trường học trước đây đã áp dụng.” Phương pháp Montessori từ ngày đầu tiên không hoàn hảo. Bà cải tiến nó trong suốt quá trình thử nghiệm và mắc lỗi. Bà tiếp tục quan sát trẻ một cách sâu sắc, đưa ra các phán đoán giáo dục và cuối cùng thực nghiệm chúng. Ví dụ, vào một ngày người giáo viên đến trung tâm muộn. Các em bé lúc đó đã bò qua cửa sổ và bắt đầu công việc của chúng. Chúng thậm chỉ còn tự ý lấy giáo cụ từ các tủ cao mà thường xuyên bị khoá, chỉ mở khi sử dụng. Ngay khi đó bà nhận ra rằng trẻ em có khả năng tự lựa chọn hoạt động cho mình, bà đã bỏ chiếc tủ đó đi và thay thế bằng các kệ mở thấp để các hoạt động luôn sẵn sàng với trẻ. Đây dường như chỉ là một thay đổi nhỏ, nhưng sự thật là nó đã đi ngược lại tất cả các học thuyết và thực hành giáo dục thời đó. SỰ RA ĐI CỦA MONTESSORI Maria Montessori từ bỏ thế giới ở Hà Lan năm 1952, nhưng vẫn sống bất diệt qua phương pháp của bà, điều mà đã giúp đỡ mà tiếp tục giúp đỡ các em bé trong mọi thời kỳ trở thành những con người tốt hơn. Bà tuy sống trong quá khứ nhưng chắc chắn là “NGƯỜI PHỤ NỮ ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI”.