Mẹ muốn bỏ tã giấy cho bé, dạy được bé đi tè là phải dạy cho bé biết những sinh lý trong cơ thể, và cảm giác lúc bé tè ra sao, khi đó mới có thể bỏ tã cho trẻ được. Tập xi tè cho bé có làm ảnh hưởng đến trẻ? Chuyên mục tâm sự eva cho biết, Việc xi tè không ảnh hưởng đến thận, bàng quang như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Vấn đề nằm ở chỗ trẻ dưới 6 tháng tuổi hầu như không có khả năng ghi nhận tiếng xi tè của mẹ thành một phản xạ có điều kiện. Các tài liệu khoa học cho thấy mẹ có thể tập cho con tự đi tiểu khi trẻ từ 2 đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể tập cho con từ sớm hơn một chút. Hãy xem các dấu hiệu cho thấy “cục cưng” của bạn đã có khả năng kiểm soát bóng đái: Bé cảm nhận được tã của mình đã bẩn. Bé biết khi nào mình đang tè ra tã và có thể kể/ra dấu cho mẹ biết chuyện đó. Mặc dù vẫn mặc tã nhưng bé tỏ thái độ muốn được đi vệ sinh ở nơi vắng người. Cuối cùng, bé biết khi nào mình muốn tè và nói với mẹ trước. Việc giáo dục trẻ em hiện nay cho con tự đi tè sẽ khá vất vả ở giai đoạn đầu. Nếu muốn bé không bị hăm hay gặp các vấn đề về bộ phận sinh dục, mẹ sẽ phải mất công dọn dẹp “bãi chiến trường” trong khoảng thời gian bé chưa quen với việc bỏ tã. Hãy nhớ là bé cần thời gian để làm quen, các mẹ nhé. Khi bé tè dầm, bé sẽ cảm thấy cực kì xấu hổ về chuyện đó, và dù bạn tin hay không, việc đó không nằm trong tầm kiểm soát của bé. Khi phát hiện ra chiếc nệm bị ướt, bạn có thể sẽ rất bực tức, nhưng, hãy kiềm chế và có một thái độ tích cực. Thực tế, nếu bạn phạt bé vì tội đái dầm, điều đó sẽ làm vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn và làm tổn thương tình cảm giữa bạn và bé. Thay vào đó, bạn hãy khuyến khích bé và nói với bé rằng chuyện này sẽ sớm qua đi và bé hoàn toàn có thể vượt qua được. Xem thêm những kỹ năng chăm con Tại Đây.