Với những giải pháp quyết liệt trong năm 2018 này, ngành bảo hiểm xã hội Hà Nội đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, tiến tới thực hiện các cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 28-NĐ/TW ngày 23/5/2018. Quyết liệt xử lý nợ đọng Theo thống kê cho thấy đến hết tháng 11/2018 với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ hoá nhiều giải pháp thiết thực thì số tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn thành phố Hà Nội là 1.301 tỷ đồng, bằng 3,3% số phải thu (giảm 256 tỷ đồng, tương đương 11% so với cùng kỳ năm 2017). Với tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,2% dân số, đến 20/11/2018 số người tham gia bảo hiểm y tế trên toàn thành phố là 6.441.435 người đạt 100,1% kế hoạch giao. Qua đó cho thấy bảo hiểm xã hội Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu giao năm 2018 là 85,3%, tính đến tháng 12/2018 tỷ lệ bảo phủ bảo hiểm y tế đạt 86,5% dân số, tăng 1,2%. Từ kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, Giám đốc bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tiếp tục đề nghị các phòng nghiệp vụ có liên quan tiếp tục ứng dụng hiệu quả hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế trong thực hiện giám định thanh quyết đoán ch phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Lãnh đạo các đơn vị cần quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các giải pháp quản lý sử dụng quỹ khám chữa bệnh bhyt trong dự toán được giao. Mặc dù nhiều đơn vị đã tích cực, cố gắng trong công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng nhưng số nợ vẫn còn cao, gây ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu nhiệm vụ của ngành, nhất là công tác an ninh xã hội trên địa bàn thủ đô. Vì vậy, trong tháng 12 này, bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã đôn đốc bằng văn bản tới tất cả các đơn vị nợ từ 1 tháng trở lên. Đồng thời, đối chiếu, rà soát số lao động hiện đang đóng bảo hiểm xã hội với quyết toán thuế năm 2017, tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, cũng như phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của người tham gia. Hướng tới 70% lao động tham gia bảo hiểm xã hội Uỷ Ban Nhân Dân TP.Hà Nội cũng vừa ban hành kế hoạch số 212/KH – UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP, ngày 8/10/2018 thực hiện chương trình hành động của Chính phủ theo Nghị quyết số 28-NĐ/TW. Theo kế hoạch số 212/KH-UBND, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2021: Phấn đấu đạt khoảng 40% số người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó: nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bhxh tự nguyện chiếm đến 1% lực lượng lao động trong độ tuổi. Đạt khoảng 33% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp. Thúc đẩy tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100% Thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 Giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80% trở lên. Giai đoạn đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu: Đạt khoảng 50% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó: nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 3% lực lượng lao động trong độ tuổi. Khoảng 40% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bhtn. Đạt khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85% trở lên. Bước sang giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 70% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó: nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 10% lực lượng lao động trong độ tuổi. Phấn đấu đạt khoảng 50% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Khoảng 65% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 90% trở lên. Tuy nhiên, để hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra là một thử thách rất lớn với Hà Nội. Vì vậy, Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cho biết, sẽ triển khai nhiệm vụ, giải pháp như: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tạo sự đồng thuận trong cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…