Giải pháp hỗ trợ ngành gia công cơ khí chế tạo phát triển

Thảo luận trong 'Chợ Linh Tinh' bắt đầu bởi otakusama, 19/8/19.

  1. otakusama

    otakusama New Member

    Để Việt Nam có thể trở thành nước phát triển, sứ mệnh lịch sử của ngành gia công cơ khí chế tạo rất quan trọng. Nếu đi thẳng vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà không chú trọng xây dựng và phát triển một nền gia công cơ khí chế tạo vững mạnh, thì đó chỉ là “xây nhà trên cát”. Tuy nhiên, để tìm ra cách phát triển ngành gia công cơ khí chế tạo hiệu quả cho mình thì không hề dễ dàng. Hãy cùng LAVAN chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

    Nguyên nhân gia công cơ khí chế tạo còn yếu tại Việt Nam


    [​IMG]

    Nhìn tổng thể, Việt Nam vẫn chưa hình thành được một nền công nghiệp gia công cơ khí chế tạo nội địa đủ sức làm hạ tầng kỹ thuật cho các ngành kinh tế để không bị thua thiệt trước sức cạnh tranh với nước ngoài.

    · Nguyên nhân khách quan: có thể do ngành cơ khí chế tạo yêu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan vẫn được coi là chính yếu, trong đó cần phải kể đến những nguyên nhân hàng đầu, như hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện, nhiều chính sách đối với ngành cơ khí chế tạo chưa hợp lý, thậm chí còn gây khó khăn, cản trở sự phát triển của ngành, thiếu sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các dự án cơ khí chế tạo, đất đai, tài chính. Trong Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, có một số điểm còn chưa hợp lý, như chúng ta quá tập trung vào công nghiệp hỗ trợ, chưa chú ý đến các ngành cơ khí then chốt, chưa đề cập nhiều đến cơ khí nông nghiệp trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệp...

    · Nguyên nhân chủ quan: là các doanh nghiệp cơ khí chế tạo còn nặng tư duy bao cấp, trông chờ vào Nhà nước, không có sự kế thừa các thành tựu đã đạt được, không tranh thủ được vận hội mới trong quá trình chuyển đổi mô hình quản trị sang công ty cổ phần và hội nhập kinh tế quốc tế.

    Triển vọng phát triển ngành gia công cơ khí chế tạo


    Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân luôn ở mức 6% - 6,5%/năm, quy mô của nền kinh tế trên 250 tỷ USD, có thể xác định quy mô thị trường ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2030 ở mức khoảng 310 tỷ USD. Đó là thị trường “mơ ước” đủ lớn, để phát triển ngành gia công cơ khí chế tạo và cũng là nguồn tài nguyên của đất nước cần ưu tiên cho doanh nghiệp cơ khí trong nước, không thể để cho doanh nghiệp nước ngoài thao túng.

    Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí chế tạo


    Trong điều kiện như hiện nay, với lãi suất ngân hàng đang áp dụng thì các doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn và vơí các doanh nghiệp cơ khí còn khó khăn gấp bôị. Đặc thù của ngành gia công cơ khí chế tạo là đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, trong khi lơị thuận thấp hơn các ngành khác, thời gian thu hồi vốn cũng lâu hơn rất nhiều. Do đó, Chính phủ và các bộ, ngành cần nghiên cứu có cơ chế tín dụng ưu đãi cho ngành cơ khí chế tạo, nhất là đôí với các sản phẩm cơ khí trọng điểm; tạo điêù kiện cho các doanh nghiệp cơ khí được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, kể cả nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế; xem xét giảm lãi suất vay xuống dươí 5% cho ngành cơ khí chế tạo.

    Việc đầu tư trang, thiết bị chế tạo của các doanh nghiệp cơ khí cần vào trọng tâm, không dàn trải, trùng lặp. Nhà nước xem xét cấp kinh phí cho các doanh nghiệp mua bản quyền thiết kế, thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực tư vấn trong tiếp nhận thiết kế. Tập trung đầu tư nâng cao năng lực thiết kế, tư vấn. Có giải pháp mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thông qua cơ chế tạo đơn hàng, chỉ định thâù hoặc đấu thầu trong nước mà các doanh nghiệp cơ khí có thể đáp ứng được.

    Đồng thời, được phát triển dựa trên những tính năng cơ bản, nổi bật của phần mềm ERP. Phần mềm ERP cho ngành gia công cơ khí chế tạo được nghiên cứu, chỉnh sửa linh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản trị riêng biệt của các doanh nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo, bảo đảm đáp ứng đầy đủ các tính năng, nghiệp vụ đặc thù và phù hợp với từng doanh nghiệp.


    Bản thân các doanh nghiệp cơ khí cũng cần phải đôỉ mới, năng động, tự vươn lên trong cơ chế thị trường, không nên quá ỷ lại vào sự bảo trợ của Nhà nước. Tăng cường liên kết, tham gia các chuôĩ giá trị cung ứng của các tập đoàn lớn trên thế giơí. Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khâủ sản phẩm cơ khí. Tăng cường chuyên môn hóa sâu, hợp tác sâu, tránh đầu tư trùng lắp và cạnh tranh gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Các doanh nghiệp cơ khí, viện nghiên cứu chuyên ngành, trường đại học... cần tăng cường hợp tác, liên kết, tận dụng tôí đa năng lực thiết bị, thế mạnh của từng đơn vị. Tích cực nghiên cứu các đề tài khoa học - kỹ thuật có tính thực tiễn, ứng dụng khả thi trong thực tế sản xuất và có thị trường tiêu thụ.

    Trên đây là một số giải pháp hỗ trợ ngành gia công cơ khí chế tạo phát triển mạnh mẽ. Vì thế các doanh nghiệp gia công cơ khí chế tạo cần đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất, chiếm lĩnh thị trường; đoàn kết, lựa chọn “con chim đầu đàn” để cùng hợp lực tạo ra hướng đi mới theo hướng “buôn có bạn, bán có phường”, tạo nên chuỗi giá trị sản xuất, bởi chỉ liên kết tốt mới tạo ra sức mạnh, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, cũng như nhằm xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn 4.0.


    Nếu bạn có vấn đề thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin thì hãy nhanh tay liên hệ theo địa chỉ dưới đây.
    --------------------------------------------//------------------------------------
    ☎☎ Hotline: (028) 3726 2929
    ĐT: 0947 597 268
    Địa chỉ: 668/9/17 Quốc lộ 13, KP4, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCM
     
    #1

Chia sẻ trang này