Hiện nay, đa số các đơn vị kinh doanh hàng hóa – kể cả hàng tiêu dùng lẫn các mặt hàng máy móc, thiết bị hạng nhẹ hay vật liệu xây dựng,… - đều có dịch vụ giao nhận hàng tận nhà. Vậy sự khác biệt của dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty dịch vụ và giao nhận hàng tận nhà của công ty kinh doanh hàng hóa là gì? Người tiêu dùng nên phân biệt thế nào để có sự nhìn nhận và khiếu nại đúng đắn nếu có sự cố xảy ra? Một cách đơn giản, dịch vụ giao nhận hàng của đơn vị bán lẻ là dịch vụ “chính chủ”, thuộc chuỗi các dịch vụ kinh doanh của đơn vị đó. Nhân viên đóng gói, bốc dỡ, vận chuyển và giao nhận hàng là nhân viên công ty. Dịch vụ này thường được các đơn vị bán lẻ áp dụng với đơn hàng ở cự li gần, trong phạm vi một thành phố chẳng hạn. Đối với khoảng cách lớn, ví dụ như từ HCM vận chuyển hàng hóa đi Phú Quốc, thì các đơn vị này có thể sử dụng dịch vụ của công ty vận tải hàng hóa. Công ty dịch vụ vận tải hàng hóa là đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, là bên thứ ba – trung gian trong giao nhận hàng hóa giữa công ty kinh doanh hàng hóa và người tiêu dùng, đặc biệt đối với các đơn hàng ở xa, đơn hàng đi tỉnh, đơn hàng vận chuyển Bắc Nam với số lượng lớn. Cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tính dựa trên cự li giao hàng và khối lượng hàng hóa, thường do người mua hàng chịu hoặc đơn vị kinh doanh hàng hóa và khách hàng thương lượng chia sẻ. Những hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển như móp méo, nứt vỡ, khách hàng có thể yêu cầu giải trình từ công ty vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, những vấn đề như đóng gói sai, giao nhầm hàng, hàng lỗi hoặc hàng kém chất lượng,… khách hàng phải liên hệ trực tiếp với đơn vị bán hàng để khiếu nại, không nên hạch sách - làm khó dễ đơn vị giao hàng. >>> Xem thêm: Giá cước vận chuyển bằng xà lan Dù là dịch vụ nào, những phương tiện vận chuyển hàng hóa khi lưu thông đều phải có giấy phép vận tải, giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật, nếu không có thể chịu phí phạt từ 800 000 đến 1 000 000 đồng.