Việc điều trị lao phổi tại nhà không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng, thậm chỉ có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, các chuyên gia đã chỉ ra cho bạn các cách trị lao phổi tại nhà theo phác đồ chuẩn Quốc tế và 5 lưu ý VÀNG cần TUYỆT ĐỐI tuân thủ khi chữa trị giúp bệnh nhân sớm có được một sức khỏe tốt! [Cảnh báo] Điều trị lao phổi tại nhà không đúng cách MẤT MẠNG mà không hay Bệnh lao phổi hay còn gọi là lao ở phổi – một triệu chứng bệnh lý viêm nhiễm ở nhu mô phải. Tùy thuộc vào vị trí bị lao, bệnh lao phổi được chia thành 2 thể chính là lao trong phổi và lao ngoài phổi. Bệnh lao phổi cực kì nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng cách bạn sẽ gặp phải các rủi ro: Nguy hiểm từ việc điều trị tại nhà không đúng cách – Suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không có cách điều trị kịp thời. – Không chỉ vậy, bệnh lao phổi lại dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp vì vậy tự ý áp dụng điều trị lao phổi tại nhà không đúng cách không chỉ gây ảnh hưởng đến tính mạng của bạn mà còn có nguy cơ gây lây nhiễm cho cả những người xung quanh. Mặc dù vậy, với những trường hợp bệnh lao phổi ở dạng nhẹ bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị lao phổi tại nhà đúng cách. Những lưu ý khi áp dụng cách chữa lao phổi tại nhà Thông thường nếu không phải bệnh nhân lao phổi cấp tính thì sẽ được bác sĩ chỉ định tại nhà. Tuy nhiên khi chữa trị lao phổi tại nhà cần phải TUYỆT ĐỐI tuân thủ theo những chỉ định sau: Lưu ý 1: Xác định bạn có thuộc đối tượng được điều trị bệnh lao tại nhà? Là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao. Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể tự chữa lao phổi tại nhà. Người tiến hành điều trị bệnh tại nhà phải đảm bảo các yêu cầu sau: – Bệnh mới phát triển ở giai đoạn đầu và được sự cho phép của các bác sĩ – Có đủ điều kiện để cách ly người bệnh, tránh lây nhiễm Khi có những dấu hiệu sau đây, bạn nhất quyết không được tự điều trị lao phổi tại nhà mà phải nhập viện ngay để điều trị theo sự hướng dẫn của chuyên gia: – Bị tai biến do sử dụng thuốc chống lao – Bị ho ra máu, khó thở, có nguy cơ bị suy hô hấp, lao phổi tổn thương rộng – Các bệnh lao phổi nặng như: lao màng tim, lao màng lão, lao cột sống…. Lưu ý 2: Cách ly người bệnh khi điều trị bệnh lao phổi tại nhà Theo như các bác sĩ nhận định thì bệnh lao phổi được truyền nhiễm qua đường không khí. Vì vậy khi chữa trị lao phổi tại nhà cần cách ly người bệnh với người nhà, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, không để bệnh nhân tiếp xúc với trẻ em… Khi chữa lao phổi tại nhà vẫn cần đưa bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ Lưu ý 3: Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân định kỳ + Khi quyết định tự chữa trị lao phổi tại nhà các bạn vẫn nên đưa bệnh nhân đi khám định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ + Việc kiểm tra bệnh lý chủ yếu dựa vào kết quả xét nghiệm đờm theo các mốc 2-3 tháng, 4 tháng và sau 6-8 tháng điều trị theo phác đồ. Lưu ý 4: Chế độ dinh dưỡng khi điều trị tại nhà Chế độ dinh dưỡng cho người đang điều trị lao phổi tại nhà cũng rất quan trọng, bởi bệnh nhân thường chán ăn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém. Vì vậy người nhà nên bổ sung chất dinh dưỡng cho bệnh nhân để tăng hiệu quả điều trị bệnh: + Kẽm: Bạn có thể tìm thấy chất này ở thịt bò, gan, hạt bí ngô, ngũ cốc… + Vitamin A, E, C: có nhiều trong rau củ quả, cá biển… + Sắt: Bệnh nhân nên ăn nhiều mộc nhĩ, đậu nành, lòng đỏ trứng gà hoặc nấm… + Vitamin K, B6: hai chất này có nhiều trong rau xanh, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ… >> Có thể bạn quan tâm: Vi khuẩn lao Lưu ý 5: Những lưu ý khác Ngoài việc điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân, cần quan tâm đến sự sạch sẽ, thoáng mát nơi ở của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời… Cách điều trị lao phổi tại nhà theo phác đồ chuẩn QUỐC TẾ Theo nhận định của các chuyên gia hô hấp, việc chữa lao phổi tại nhà sẽ được rút ngắn nếu bạn tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mới nhất. Dưới đây là 3 phác đồ trị bệnh lao phổi theo chuẩn QUỐC TẾ mới nhất cho từng đối tượng bạn có thể tham khảo: Trước hết, để hiểu được các phác đồ điều trị lao phổi theo chuẩn quốc tế, hãy tìm hiểu về các loại thuốc được sử dụng: Các loại thuốc thường dùng trong điều trị lao phổi: Streptomycin: S Isoniazid: H Rifampicin: R Pyrazinamid: Z Ethambutol: E 3 Phác đồ điều trị lao tại nhà cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn QUỐC TẾ: Phác đồ 1: Phác đồ trị lao mới 2SHRZ/6HE – Đối tượng chỉ định: Áp dụng cho mọi đối tượng lao phổi giai đoạn đầu. – Liệu trình điều trị: + 2 tháng đầu dùng thuốc SHRZ, 6 tháng sau dùng thuốc HE + Sau 2 tháng đầu điều trị nếu AFB vẫn (+) thì dùng thêm 1 tháng HRZ => Chuyển sang lao duy trì. + Sau 5 tháng AFB (+) => Chuyển sang phác đồ điều trị lại. + Với lao dạng nặng, lao kê,… cần kéo dài thời gian điều trị Phác đồ 2: Phác đồ điều trị lại 2SHRZE/1HRZE/5H3R3E3 – Đối tượng chỉ định: + Điều trị lao mới thất bại: Sau hoàn thành phác đồ nhưng AFB vẫn (+) + Lao tái phát: Sau khi hoàn thành phác đồ 2SHRZ/6HE, AFB đã (-) nhưng lại tái lại. – Liệu trình điều trị: + 2 tháng đầu dùng thuốc SHRZE, + 1 tháng sau dùng: HRZE + 5 tháng cuối dùng thuốc HRE x 3 lần/tuần. Phác đồ 3: Phác đồ điều trị cho trẻ em 2HRZ/4RH – Đối tượng chỉ định: Dùng cho mọi đối tượng trẻ em bị lao phổi – Liệu trình điều trị: + 2 tháng đầu dùng thuốc HRZ + 4 tháng sau dùng thuốc RH + Nếu lao nặng: lao kê, lao màng phổi,… dùng thêm S trong 2 tháng đầu. Chú ý: Trong quá trình áp dụng các phác đồ điều trị lao phổi người bệnh cần tuân theo những nguyên tắc: đúng – đủ – đều – phòng ( tức đúng phác đồ, đủ thuốc, đủ thời gian và đều đặn hàng ngày, phòng ngừa tái phát) Trên đây là những thông tin hữu ích về cách điều trị bệnh lao phổi tại nhà, tuy nhiên với những bệnh nhân bị lao phổi cấp cần phải đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp điều trị kịp thời.