Trong tâm tưởng của không ít người Việt Nam, Đại Học là ước mơ duy nhất của sĩ tử và mệnh lệnh cao nhất của phụ huynh mỗi mùa tuyển sinh. Bởi vậy mà sau 12 năm đèn sách, đỗ Đại học là điều mà ai cũng mong muốn cho dù ở địa vị, điều kiện nào. Theo thống kê của Ban Tuyên giáo Trung ương, Quý I năm 2016 cả nước có 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp – gây ra sự lãng phí về nhân lực, thời gian và tiền bạc. Không phải ai ra trường cũng làm đúng chuyên ngành, thậm chí có người không hề sử dụng đến tấm bằng Đại học mà lập nghiệp từ ngành nghề khác với kỹ năng thực tế bằng 0. Xem thêm: Mức điểm chuẩn ngành Dược năm 2017 như thế nào? Sở Giáo dục – Đào tạo TP HCM tổng hợp con số khảo sát cho biết, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình chọn học, 20% hiểu một cách tương đối và đến 75% thiếu hiểu biết về quyết định của mình. Vậy làm thế nào để học sinh THPT có thể định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn, đảm bảo được công việc và tương lai sau này? Các yếu tố quan trọng trong định hướng nghề nghiệp Để chọn nghề, chọn trường một cách sáng suốt, bên cạnh nguyện vọng của bản thân, bạn hãy tham khảo những yếu tố sau: 1. Thị trường lao động và môi trường nghề nghiệp: Có thể tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động đang cần những ngành nghề nào, môi trường làm việc của các ngành nghề đó thông qua nhiều phương tiện khác nhau như: Sự tư vấn của thầy cô, gia đình, bạn bè Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng : truyền hình, báo chí, internet… Các hội thảo nghề nghiệp của các tổ chức kinh tế – xã hội, các cơ quan truyền thông Thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp Xem thêm: Mã ngành Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm 2017 như thế nào? 2. Hoàn cảnh và điều kiện của bản thân Hãy xem xét các yếu tố hoàn cảnh tác động đến quyết định chọn nghề của bạn để chắc chắn mình đủ điều kiện để theo đuổi đam mê: Trường học, ngành học bạn chọn có phù hợp với sức học của bạn ? Việc học hành – đi lại – ăn ở khi học tại trường có thuận lợi cho bạn ? Bạn có muốn tiếp tục học lên cao hay muốn đi làm sớm? Gia đình có khả năng hỗ trợ cho bạn về tài chính và công việc sau khi ra trường? Cơ hội làm việc trong khi học và sau khi ra trường? 3. Nguyện vọng và sở trường Chọn lựa đúng ngành nghề phù hợp với sở trường và ý thích của mình sẽ giúp bạn có cảm hứng và động lực để vượt qua áp lực học tập và khó khăn trong cuộc sống sau này. Hãy xác định rõ nguyện vọng bản thân trước khi chọn nghề như: Muốn làm giàu. Muốn có địa vị xã hội, được nhiều người kính trọng Muốn một công việc tự do, thoải mái, sống theo ý mình Muốn làm việc lương cao để giúp đỡ gia đình Muốn làm công tác xã hội để giúp đỡ người khác Muốn làm việc ổn định để có nhiều thời gian cho gia đình và bản thân. Muốn làm công việc mình yêu thích… Nguồn: Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng ra làm những công việc gì?