Cách hạch toán tài khoản 632 theo phương pháp kê khai thường xuyên

Thảo luận trong 'Chợ Linh Tinh' bắt đầu bởi thienminh123, 20/4/17.

  1. thienminh123

    thienminh123 Member

    Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên sẽ được thực hiện chi tiết theo quy trình sau:


    a) Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa (kể cả sản phẩm dùng làm thiết bị, phụ tùng thay thế đi kèm sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

    Có các 154, 155, 156, 157,…

    b) Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán:

    – Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

    Có 154 – Chi phí SXKD dở dang; hoặc

    Có 627 – Chi phí sản xuất chung.

    – Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

    Có các 152, 153, 156, 138 (1381),…

    – Phản ánh chi phí tự xây dựng TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

    Có 241 – Xây dựng cơ bản dở dang.

    c) Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

    – Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán

    Có 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

    – Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

    Nợ 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

    Có 632 – Giá vốn hàng bán.
    d) Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư:

    – Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê hoạt động, ghi:

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

    Có 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư.

    – Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu nếu không thoả mãn điều kiện ghi tăng giá trị BĐS đầu tư, ghi:

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư) Nợ 242 – Chi phí trả trước (nếu phải phân bổ dần)

    Có các 111, 112, 152, 153, 334,…

    – Các chi phí liên quan đến cho thuê hoạt động BĐS đầu tư, ghi:

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

    Có các 111, 112, 331, 334,…

    – Kế toán giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của BĐS đầu tư (nếu có) do bán, thanh lý, ghi:

    Nợ 214 – Hao mòn TSCĐ (2147 – Hao mòn BĐS đầu tư)

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

    Có 217 – Bất động sản đầu tư (nguyên giá).

    – Các chi phí bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh, ghi:

    Nợ 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

    Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

    Có các 111, 112, 331,…


     
    #1

Chia sẻ trang này