Áp xe hậu môn – căn bệnh có cái tên kì lạ này tưởng chừng như hiếm gặp nhưng lại xảy ra khá phổ biến ở nhiều người, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như bệnh nhân trĩ, bệnh nhân mắc bệnh áp xe hậu môn thường có tâm lý ngại ngùng trong việc chữa trị, và hậu quả là càng để lâu bệnh tình càng trầm trọng. Vậy bệnh áp xe hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh áp xe hậu môn. 1. Áp xe hậu môn là gì? Áp xe hay nhiễm trùng là một hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở lỗ chân lông dưới da hoặc ở miệng của các tuyến. Khi một vết thương bị nhiễm trùng và trở thành áp xe, nó sẽ vỡ và xả những chất bên trong, hay có thể hiểu là mủ, và sau đó áp xe sẽ lành lại. Khi áp xe xảy ra ở miệng của trực tràng hoặc tiếp giáp với hậu môn và bao gồm rất nhiều mủ xung quanh, người ta gọi nó là áp xe hậu môn. Xem thêm: nguyên nhân và cách chữa trị bệnh xe áp hậu môn https://cachtribenhtri.vn/benh-ap-xe-hau-mon/ Tuy nhiên, áp xe chỉ là hậu quả của các vết nhiễm trùng ở các tuyến hậu môn nhỏ và có thể được điều trị dễ dàng. Nếu bạn phát hiện ra mình mắc phải những dấu hiệu của bệnh áp xe hậu môn, bạn nên đi điều trị ngay và kịp thời bởi nếu chậm trễ có thể khiến cách vết rách bị đau và thậm chí nếu nó không vỡ ra thì có thể phải phẫu thuật. Bệnh áp xe hậu môn xảy ra theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1 – Tuyến hậu môn bị nhiễm trùng và mưng mủ. Giai đoạn 2 – Các ổ viêm nhiễm, mưng mủ bị vỡ, hình thành các ổ áp xe. Giai đoạn 3 – Biến chứng thành rò hậu môn.