4 quy trình cải tiến chất lượng mang lại hiệu quả nhiều nhất cho doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chợ Linh Tinh' bắt đầu bởi namihate, 11/7/19.

  1. namihate

    namihate New Member

    Nâng cao chất lượng là điều mà mọi doanh nghiệp cần chú ý tới. Nhưng để có được 1 quy trình cải tiến chất lượng phù hợp với doanh nghiệp mình thì thực sư không dễ dàng. Với bài viết dưới đây, bạn sẽ biết các quy trình cải tiến chất lượng đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

    Vì sao lại cần phải thực hiện quy trình cải tiến chất lượng sản phẩm?
    [​IMG]
    Đối với một nền kinh tế phát triển nhanh chóng như Việt Nam, thì việc người tiêu dùng yêu cầu những sản phẩm có chất lượng cao hơn từng ngày là việc tất yếu. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thực hiện quy trình cải tiến chất lượng. Không những thế, nâng cao chất lượng sản phẩm còn là 1 phương pháp hữu hiệu để có thể cạnh tranh với đối thủ và nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp.

    4 quy trình cải tiến chất lượng phổ biến nhất hiện nay

    1. Mô hình FADE: Đây là 1 mô hình rất phổ biến trên thế giới, đã được rất nhiều ứng dụng trong doanh nghiệp. Mô hình FADE bao gồm 4 bước là

    • Tập trung (Focus): Tại bước này doanh nghiệp cần tập trung vào các các vấn đề cần xử lý như chất lượng, cải tiến quy trình chất lượng hay quy trình trình sản xuất
    • Phân tích (Analyze): Thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn sơ cấp và thứ cấp từ đó tìm kiếm ra các phương hướng có thể giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải
    • Cải tiến (Develop): Lên kế hoạch và truyền thông cho việc áp dụng các phương thức cải tiến chất lượng cho các bên liên quan
    • Thực thi và đánh giá (Execute and Evaluate): Thực hiện quy trình quản lý chất lượng và đánh giá kết quả
    2. Mô hình PDSA: Mô hình này này giúp phát hiện ra những điểm chưa phù hợp của sản phẩm so với khách hàng. Giải pháp mà mô hình PDSA đưa ra là phát triển các giả thuyết về những gì cần thay đổi và sau đó kiểm tra nó trong một vòng lặp liên tục đến khi có được giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Mô hình gồm 4 giai đoạn, đó là:
    • Lập kế hoạch (Plan): Xác định và phân tích các vấn đề và cơ hội của doanh nghiệp, phát triển các giả thuyết có thể xảy ra và lựa chọn ra những giả thuyết có tính khả thi nhất để kiểm tra.
    • Thử nghiệm (Do): Thực thi quy trình quản lý chất lượng tiềm năng trên một quy mô nhỏ và đánh giá kết quả đạt được
    • Kiểm tra (Check): Nhận lấy những số liệu từ bước trên và nghiên cứu kết quả, đánh giá sự hiệu nghiệm của giải pháp tiềm năng và quyết định rằng có nên thực hiện giải pháp này hay không.
    • Hành động (Action): Nếu giải pháp được chấp nhận thì đây là bước thực hiện giải pháp cho doanh nghiệp. Nếu không thì quay lại bước 1.
    3. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM): Mục tiêu của hệ thống là cải tiến chất lượng và nâng cao chất lượng sản sao cho thật phù hợp với khách hàng. Điểm đặc biệt của quy trình cải tiến chất lượng này đó là TQM cung cấp 1 hệ thống toàn diện cho công tác quản lý từ mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng. Sau đây là 1 số đặc trưng cơ bản của TQM:
    • Cần sự tham gia của tất cả mọi thành viên
    • Nâng cao quy trình công tác giáo dục và đào tạo
    • Đề cao tính tự quản và ý thức tự giác
    • Xây dựng hệ thống chính sách cho toàn doanh nghiệp,
    • Sử dụng các phương pháp thống kê
    • Chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo từ nhân viên
    4. Six sigma: Phương pháp Six sigma là phương pháp có ảnh hưởng nhất đến thế giới. Nó được bắt đầu như là 1 giải pháp trong sản xuất, và từ đó được áp dụng rộng ra nhiều lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, tài chính,... Quy trình cải tiến chất lượng 6 sigma được vận hành bằng cách thống kê để tìm ra lỗi và từ đó xác định nguyên nhân và xử lỗi để cải thiện và tăng độ chính xác của quy trình.

    Trên đây là những chia sẻ của LAVAN về quy trình cải tiến quản lý chất lượng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0947 597 268
     
    #1

Chia sẻ trang này